Doanh nghiệp lao đao vì áp lực tỷ giá
Một trong các doanh nghiệp vay nợ ngoại tệ ở mức lớn là Tổng công ty Phát điện 3 - EVNGENCO3 (PGV). Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 cho thấy PGV có khoản vay 21.644 tỷ đồng bằng USD cho dự án nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 và một khoản vay khác trị giá 10.668 tỷ đồng cho Vĩnh Tân 2.
Tỷ giá từ đầu năm đến nay tăng khoảng 4,5%. PGV ghi nhận khoản lỗ ròng quý 1/2024 do chênh lệch tỷ giá gần 617 tỷ đồng.
Tổng công ty Hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng là doanh nghiệp vay USD lớn. Năm 2023, hãng lỗ ròng từ chênh lệch tỷ giá 902 tỷ đồng. Dư nợ vay tài chính USD của VNA ở mức hơn 6.000 tỷ đồng, chưa kể các khoản nợ thuê tài chính có gốc ngoại tệ gần 420 triệu USD.
Với các khoản nợ lớn như vậy, trước biến động tỷ giá tăng cao của năm 2024, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết tỷ giá tăng 1% thì chi phí của Tổng công ty tăng thêm 300 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng gặp khó khăn trước áp lực tỷ giá. Chi phí tài chính tăng nhưng không thể điều chỉnh tăng giá bán, nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm lợi nhuận để giữ chân khách hàng.
Tỷ giá giữa tiền Việt Nam đồng và tiền đô liên tục tăng. Đây gần như là một trong những trở ngại lớn nhất đối với những doanh nghiệp nhập khẩu như chúng tôi. Chúng tôi đang phải giảm lợi nhuận tới mức tối thiểu để bù lại vấn đề tăng tỷ giá.
Ông Hà Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển xây dựng và Thương mại ICC
Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các giải pháp để điều chỉnh tỷ giá trước đà tăng mạnh, từ phát hành tín phiếu, sau đó là bán ngoại tệ. Đến thời điểm này, lượng ngoại tệ mà NHNN đã bán cho các ngân hàng thương mại vào khoảng 3 tỷ USD. Dù vậy, tỷ giá vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Công cụ tiếp theo rất có thể sẽ được NHNN kích hoạt.

Nếu tỷ giá căng thẳng thì chúng ta sẽ phải thực hiện thêm những biện pháp mạnh hơn nữa, sẽ phải bán nhiều dự trữ hơn nữa, thậm chí tính đến việc nâng lãi suất để giữ ổn định cho đồng Việt Nam đồng.
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - chuyên gia kinh tế
Tính từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 138,59 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2023. Xuất khẩu tăng trưởng đồng nghĩa với nguồn cung ngoại tệ dồi dào, không còn thiếu hụt. Tuy nhiên, áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu thời gian tới do tình trạng găm giữ ngoại tệ, và tác động của nền kinh tế thế giới.


Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.
Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.
0