Các doanh nghiệp hy vọng vào một kỳ họp 'gỡ khó'

Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, trong đó đặc biệt xem xét tình hình giảm thuế GTGT và thông qua Luật Đất đai, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội các tháng đầu năm 2024 khá tích cực, với GDP quý 1/2024 tăng gần 5.7%. Nhiều chỉ số kinh tế 4 tháng đã có sự cải thiện.

"Sức khỏe" cộng đồng doanh nghiệp hồi phục với 81,3 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường, tăng 3% so với cùng kỳ; vốn FDI rót mạnh vào Việt Nam đạt 9,3 tỷ USD, tăng 4,5%; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD, cho thấy bức tranh khá ấn tượng trong bối cảnh thế giới nhiều bất ổn.

GDP quý /2024 tăng gần 5.7%

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi hoàn toàn lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam và giữ nguyên quan điểm về tăng trưởng với nhiều hứa hẹn phục hồi. Chúng tôi thấy sự phục hồi ở các đơn hàng của các doanh nghiệp sản xuất, trong ngành nông nghiệp. Vì vậy về tổng thể Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm nay".

Tuy nhiên, mỗi tháng trung bình có khoảng 86,4 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 12,2%. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn tại kỳ họp này, bên cạnh việc thảo luận, xem xét về những khó khăn hiện hữu, Quốc hội cần xem xét những rủi ro, thách thức xuất phát về thể chế, quy định pháp luật, hay điều hành của các cơ quan quản lý, bộ, ngành, địa phương.

Ông Nguyễn Hữu Phước Nguyên, Giám đốc điều hành Công ty Selex Motor, cho rằng: "Chính sách hỗ trợ cho các bên sản xuất để có thể tiếp cận vốn một cách dễ dàng hơn cũng như có chính sách về thuế phí như hạ thuế nhập khẩu, thuế VAT. Những cái đấy sẽ hỗ trợ sản xuất và chúng ta kích cầu từ hai phía, khuyến khích cả nhà sản cuất và tiêu dùng. Tôi kỳ vọng Quốc hội và Chính phủ kỳ tới họp sẽ có những giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển".

Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7 tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), có hiệu lực từ 1/7, sẽ tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là sự nỗ lực của Chính phủ để đưa Luật Đất đai có hiệu lực trước 6 tháng thay vì thời điểm đầu năm 2025.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận định: "Đáng chú ý là vấn đề tiếp cận đất đai vẫn là cản trở lớn của các nhà đầu tư. Cho nên chúng tôi rất hi vọng Luật Đất đai 2024 và các nghị định hướng dẫn vào 1/7 này sẽ giải quyết vân đề này, đây là vấn đề lớn trên thực tiễn".

Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn có một môi trường kinh doanh thuận lợi.

Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn có một môi trường kinh doanh thuận lợi. Muốn vậy, phải dựa trên những văn bản pháp luật, chính sách có tính chất dài hạn, dựa trên những nguyên tắc nhất quán trong điều hành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.

Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.

Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.