Đồ uống bình dân thắng thế khi người dân ‘bóp ví’

Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.

Năm nay, thay vì lựa chọn các thương hiệu đồ uống cao cấp, những đồ uống bình dân có giá tiền từ 20-30.000 đồng được nhiều người dân lựa chọn. Những quán trà sữa với mức giá “hạt dẻ” chỉ từ 25.000 đồng đang mọc lên ngày càng nhiều trên các trục đường lớn, đặc biệt là khu vực gần trường đại học – nơi tập trung đông đảo sinh viên, học sinh. Không cần khuyến mãi rầm rộ, các thương hiệu bình dân này vẫn tấp nập khách ra vào mỗi ngày.

Bạn Hoàng Gia Khánh - Phường Văn Chương - Quận Đống Đa chia sẻ: “Tôi thường chọn đồ uống trong mức giá từ 30.000 đồng đổ xuống, từ các hãng như Đô Đô, Mixue và uống 2-3 lần một tuần”.

Em Trần Uyên Bảo Thy - Phường Hoàng Cầu - Quận Đống Đa cho hay: “Mỗi tuần em uống 2-3 cốc trà sữa. Em thường uống của Đô Đô hoặc Mixue vì giá nó cũng bình dân”.

Không chỉ học sinh, sinh viên, “đồ uống giá vừa” cũng lan sang giới văn phòng. Là một “tín đồ” của matcha, Trần Quỳnh Trang (Phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đều đặn uống một ly mỗi ngày. Thay vì chi gần 100.000 đồng cho một ly từ các thương hiệu cao cấp như Starbucks, chị chuyển sang lựa chọn các cửa hàng bình dân với mức giá chỉ từ 25.000 đồng. “Kinh tế đang khó khăn hơn, nên dù nhu cầu uống của tôi vẫn thế nhưng tôi sẽ chọn những quán giá rẻ hơn”, chị Trang chia sẻ.

Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam 2024 từ iPOS cho thấy: Tỷ lệ khách sẵn sàng chi 35.000 - 50.000 đồng/ly giảm mạnh từ 47,7% (năm 2023) còn 31,5% (năm, 2024). Trong khi nhóm khách sẵn sàng chi 21.000 - 35.000 đồng lại tăng từ 29,6% lên 40%. Mức giá dưới 20.000 đồng cũng tăng số lượng thực khách sử dụng, từ 4,3% lên tới 12,3% trong cùng kỳ.

Các doanh nghiệp cũng nắm bắt xu hướng này khi đang chuyển đổi các mô hình kinh doanh, thay vì mở cửa hàng đơn lẻ, họ tập trung vào mở rộng chuỗi và cửa hàng, đẩy mạnh mô hình take away và giữ mức giá dễ tiếp cận.

Chị Trần Thị  Hoài An - Chủ chuỗi cửa hàng Matcha.holic cho biết: “Thực chất là các bạn trẻ không cắt hết chi phí cho đồ uống, nhưng các bạn có xu hướng giới hạn chi tiêu, sử dụng một cách hợp lý và thông minh hơn. Đi theo thay đổi của khách hàng, chúng tôi áp dụng chiến lược kinh doanh mở chuỗi, gồm 5 cửa hàng, tập trung vào take away. Chúng tôi cũng mở gần các trường đại học để tập trung phục vụ đối tượng khách hàng chính”.

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Trưởng phòng Marketing - Công ty TNHH Black Pearl Việt Nam nhận định: “Khi khách hàng có xu hướng chọn đồ uống bình dân, đó lại là lợi thế của thương hiệu chúng tôi. Vì chiến lược của chúng tôi là đánh vào sản phẩm bình dân, giá cả hợp lý và hệ thống phân phối rộng khắp. Chúng tôi có thể gia tăng tệp khách hàng và tăng tần suất sử dụng sản phẩm”.

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng cân nhắc khi chi tiêu, sự trỗi dậy của những thương hiệu đồ uống bình dân đang trở thành hướng mới trong ngành kinh doanh F&B. Doanh nghiệp nào hiểu rõ hành vi tiêu dùng, thích ứng linh hoạt về mô hình và giá cả, sẽ là những người dẫn đầu trong cuộc đua giữ chân khách hàng trong thời kỳ “thắt lưng buộc bụng”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.

FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.

Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.