Diễu hành cổ phục Việt trên đường phố Hà Nội
Diễu hành cổ phục không chỉ là hoạt động khuyến khích mọi người hướng về các giá trị truyền thống Việt mà còn là cách quảng bá văn hoá đến cộng đồng và bạn bè quốc tế.
Đúng như tên gọi, “Bách hoa bộ hành” rực rỡ với hàng trăm bộ trang phục từ các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn được trình diễn trên các tuyến phố, tạo nên bức tranh đầy sắc màu của văn hóa Việt.
Những người thực hiện “Bách hoa bộ hành” hy vọng bảo tồn và phát huy giá trị của cổ phục Việt – một biểu tượng của sự tinh tế, sáng tạo và tài hoa trong nghệ thuật thủ công của dân tộc.
Bạn Vũ Đức, trưởng nhóm tác giả dự án “Bách hoa bộ hành” chia sẻ: “Đây là một chuyên đề đặc biệt của Bách hoa bộ hành. Những người trong nhóm tác giả đều thấy việc quảng bá Việt phục ít nhất tại Hà Nội đang được nhiều bạn trẻ quan tâm, rất là đặc biệt. Trong giai đoạn nửa năm trở lại đây thì sự quan tâm về ngày hội diễu hành Việt phục Bách hoa bộ hành rất là bùng nổ".
Sau thành công vào các năm 2022 - 2024, đặc biệt là năm 2024, khi sự kiện lần đầu tiên quy tụ số lượng người tham gia diễu hành cổ phục lớn nhất từ trước đến nay trên các con phố trung tâm của Thủ đô Hà Nội, năm nay, hơn 400 người mặc cổ phục đã đi qua 16 tuyến phố và điểm đến.
Xuất phát từ Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ) và kết thúc tại Đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc), đoàn đi qua các di tích/ danh thắng trong khu vực phố cổ và hồ Hoàn Kiếm, cùng với các đoàn múa nghê, múa sênh tiền, múa bồng, hát xoan...
Lê Thị Lan Anh - Top 5 Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2023, cho hay: “Em cảm thấy rất vui và tự hào khi ngày hôm nay được là một người mẫu trong đoàn Bách hoa bộ hành Tết 2025 và được diện trên mình bộ trang phục dao lĩnh của thời nhà Lê".
Với sự chuẩn bị công phu, “Bách hoa bộ hành 2025” đã được người dân Hà Nội và du khách nhiệt tình hưởng ứng. Đưa những bộ trang phục cổ ra khỏi bảo tàng, đến với công chúng thông qua nhiều con đường khác nhau (trên sân khấu, vào các MV, phim điện ảnh, các bộ ảnh chụp của giới trẻ), là cách thúc đẩy người trẻ tìm hiểu truyền thống và lịch sử nước nhà.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
0