Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi
Dự hội thảo có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Chủ trì hội thảo có các đồng chí: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Quế Đình Nguyên, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ và đại diện gia đình.
Nguyễn Đình Thi không chỉ là một nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tài năng mà còn là một nhà quản lý văn hóa, văn nghệ tiêu biểu. Những đóng góp của ông trong vai trò lãnh đạo đã góp phần quan trọng trong việc định hình và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.
Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Thông qua hội thảo, đội ngũ văn nghệ sĩ sẽ không ngừng được học hỏi, đúc rút những bài học quý báu từ các thế hệ đi trước để tiếp tục dấn thân, vững vàng và không ngừng phát triển trên hành trình sáng tạo.
Đồng chí đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tiếp tục quán triệt nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò của văn hóa, văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn cổ vũ, khích lệ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật, làm tốt hơn nữa công tác chính trị, tư tưởng đối với các văn nghệ sĩ. Phấn đấu sáng tạo nhiều hơn nữa những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, đồng hành với Đảng, Nhà nước và nhân dân bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Phát biểu chào mừng hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết Hà Nội trân trọng những đóng góp to lớn của các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ, trong đó có nhà văn Nguyễn Đình Thi và những đóng góp của ông đối với Hà Nội.
Hội thảo là dịp để Đảng bộ thành phố Hà Nội có cơ hội trao đổi, thảo luận giới thiệu với các đại biểu Trung ương, các tỉnh, thành ủy bạn, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu trong nước trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ về mảnh đất, con người Thủ đô với truyền thống lịch sử và hiện tại cũng như nền văn học, nghệ thuật của Thủ đô.


Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.
Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.
Đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung”.
Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
0