Đến lúc chấm dứt độc quyền vàng miếng
Ngày 20/5, giá vàng đã vượt 1 triệu đồng so với tuần trước, lên mức 91 triệu đồng/lượng bán ra.
Nếu nhìn tổng thể về thị trường vàng Việt Nam, có thể chia ra làm 3 mốc sau:
- Trước năm 2012, vàng miếng được xem là hàng hóa thông thường, có lúc trở thành phương tiện thanh toán trong nước. Nhưng đi kèm với đó là sự lộn xộn, tình trạng vàng hóa mất kiểm soát.
- Năm 2012, Nghị định 24 ra đời, Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, SJC được chọn làm thương hiệu vàng quốc gia và thị trường chỉ còn một loại vàng miếng hợp pháp duy nhất. Thị trường dần ổn định, tình trạng vàng hóa được kiểm soát.
- Mọi chuyện trở nên phức tạp trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là nửa đầu năm 2024 này, khi giá vàng tăng cao bất thường, chênh lệch với giá thế giới quá lớn và cảm giác khan hiếm trên thị trường được tạo ra.
SJC, đơn vị độc quyền vàng miếng, nhiều lần bị đặt dấu hỏi về việc được hưởng lợi từ mức chênh này. Đại diện doanh nghiệp này mới đây tuyên bố không được lợi gì và đề nghị bỏ độc quyền vàng miếng.

Bỏ độc quyền vàng miếng, tiến tới cho doanh nghiệp được nhập khẩu vàng có hạn mức và kiểm soát cũng là đề xuất của nhiều chuyên gia trong việc bình ổn thị trường thời điểm này.
Nếu kịch bản này xảy ra, trên thị trường sẽ có nhiều hơn một loại vàng miếng, doanh nghiệp được tham gia thực sự vào cuộc chơi, giúp tăng cung ra thị trường, giải quyết được vấn đề chênh lệch giá vàng với thế giới.

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ xem xét sửa Nghị định 24 nhưng không nói cụ thể sẽ sửa như thế nào.
Việc cấp phép cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu sẽ khiến nhu cầu USD tăng lên trên thị trường chính thức, áp lực tỷ giá có thể xuất hiện từng thời điểm. Nhưng điều này không quá đáng lo ngại khi mà quyền cấp phép số lượng nhập khẩu vẫn nằm trong tay của Ngân hàng Nhà nước.
Vậy nên khi cả thị trường đều mong mỏi, việc cơ quan chức năng vẫn chần chừ, quan ngại rõ ràng là điều khó lí giải.
Với 68,38 điểm, thành phố Hà Nội đứng ở vị trí 24 trong bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI 2024.
Xóa bỏ hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026 là nội dung được đề cập tại Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành.
Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS Việt Nam) vừa thông báo gặp sự cố công nghệ thông tin, làm ảnh hưởng đến việc đặt lệnh giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM.
Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc triển khai chi tiết phương án chi trả cổ tức năm 2024, với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới).
Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ từ ngày 5/5.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp kéo dài hai ngày 6-7/5.
0