Đề thi môn Ngữ văn vừa sức với thí sinh

Theo TS. Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn, Hệ thống giáo dục HOCMAI, đề thi môn Ngữ văn của kỳ thi THPT Quốc gia 2024 giữ nguyên cấu trúc cũ, tuy nhiên có câu hỏi khá thiết thực, tạo hứng thú với lứa học trò đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa mới mẻ của cuộc sống.

Theo TS Trịnh Thu Tuyết, đề thi giữ cấu trúc quen thuộc với hai phần là đọc hiểu và làm văn. Trong đó phần đọc hiểu với đoạn trích tác phẩm “Dòng sông và những thế hệ của đất nước” của tác giả Nguyễn Quang Thiều với bốn câu hỏi.

Nếu như hai câu đầu ở mức nhận biết và thông hiểu thì câu 3, 4 yêu cầu học sinh vận dụng vốn hiểu biết về kiến thức tiếng Việt, về văn chương, nghệ thuật và cuộc sống để diễn giải. Nhìn chung, các câu hỏi đọc hiểu vừa sức, đảm bảo đúng các mức độ nhận thức của học sinh.

TS Trịnh Thị Tuyết, giáo viên Ngữ văn, Hệ thống giáo dục HOCMAI giải đáp đề thi môn Ngữ văn

Với câu nghị luận văn học, cô Tuyết cho rằng, đề thi vẫn sử dụng cấu trúc đề quen thuộc không thay đổi so với năm 2017 đến nay, không bất ngờ cho thí sinh. Thí sinh có thể phân tích đồng thời sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ ngay trong quá trình cảm nhận các giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, hoặc tách thành hai luận điểm mạch lạc như yêu cầu của đề.

Kiến thức và kỹ năng phân tích, cảm nhận, đánh giá trong câu nghị luận văn học không hề khó với học trò, sau khi các em đã có cả một chặng đường học tập, ôn và luyện.

Yêu cầu của câu viết đoạn văn nghị luận xã hội tạo bất ngờ và hứng thú cho thí sinh, khi yêu cầu các em luận bàn về "ý nghĩa của sự tôn trọng cá tính". Vấn đề tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng cá tính và tư duy độc lập lâu nay vẫn thường được đề cao trong các bài giảng hoặc đề tài thảo luận, nhưng thực tế, đó vẫn là sự bức bối của không ít người trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Đây là câu hỏi không mới nhưng khá thiết thực, tạo hứng thú với những học trò đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa mới mẻ của cuộc sống.

Đề thi môn Ngữ văn của kỳ thi THPT quốc gia 2024.

Sau khi hoàn thành bài thi đầu tiên, khá nhiều thí sinh cảm thấy phấn khởi vì làm được bài.

Thí sinh Quách Gia Minh, Trường THPT Trần Phú, quận Hoàn Kiếm cho biết: “Đề thi năm nay đều năm ở những phần em đã ôn tập. Em viết được khoảng 3 tờ giấy và dự đoán được tầm 8-8,5 điểm”.

Thí sinh Vũ Văn Cường, THPT Trương Định, quận Hoàng Mai phấn khởi cho biết: "Em thấy đề năm nay khá vừa sức với em và các bạn. Em tự tin mình được khoảng 8 đến 9 điểm".

Sau bài thi Ngữ văn, chiều nay (27/6), các thí sinh tiếp tục thi Toán trong 90 phút.

Ngày mai (28/6), thí sinh làm một trong hai bài tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội vào buổi sáng, Ngoại ngữ vào buổi chiều.

Điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ được công bố lúc 8h ngày 17/7.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.