Dạy trẻ mầm non theo phương pháp giáo dục Phần Lan
Sau lễ ký hợp tác giáo dục diễn ra tại Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan vào đầu tháng 7, ngay trong tháng 8 này, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành cả nước đã được tập huấn phương pháp giáo dục mới trong hai ngày.
Thay vì chỉ cho trẻ nghe nhạc, tại Phần Lan, trẻ mầm non còn vẽ tranh minh họa theo những bài hát vui nhộn được sáng tác chuyên biệt. Phương pháp “Vẽ bài hát” khuyến khích trẻ sáng tạo, tập trung, giao tiếp và hợp tác; khuyến khích trẻ khai phá, thể hiện và hình ảnh hóa cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách tự nhiên, sinh động.

Mới đây, các chuyên gia giáo dục mầm non của Phần Lan đã có mặt tại Việt Nam để chia sẻ về phương pháp giáo dục này. Bà Minna, người sáng lập phương pháp giáo dục LauLau, cho hay: "Laulau Learning là một phương pháp mà chúng tôi kết hợp giữa hát, vẽ, vận động và kể chuyện. Trẻ được học tập qua nghệ thuật không phải ngày một ngày hai, mà là cả quá trình. Quá trình ấy người lớn dẫn dắt nhưng trẻ em lại được làm chủ. Các em sẽ tự chủ lĩnh hội và phát huy hết sự sáng tạo của bản thân trong giờ học nên trẻ sẽ rất thích thú".
Cô giáo Phạm Thị Thanh Huyền, Hệ thống mầm non Phần Lan, cho biết: "Mình đang cảm thấy khá là thú vị. Bởi vì như cô nói, khi dạy trẻ thì mình hay nói nào các con cầm bút lên, các con vẽ vòng tròn đi, mình sẽ vẽ ông mặt trời. Nhưng cô giáo thì lại nói với các con là hãy khởi động tay đi, hãy giơ ngón tay lên sau đó thì dùng ngón tay để vẽ các tia nắng, thì mình cảm thấy đây là phương pháp rất hay, khiến trẻ cảm thấy rất vui và cảm thấy đang được chơi với các ngón tay của mình".

Cô giáo Đặng Cẩm Tú, Trường mầm non Vinschool Green Bay, cho hay: "Là một người làm giáo dục, tôi thường được biết các phương pháp giáo dục tách riêng giữa âm nhạc và tạo hình. Tuy nhiên, với phương pháp giáo dục này, sự kết hợp rất tuyệt vời giữa âm nhạc và tạo hình sẽ giúp các em bé của chúng ta có những kỹ năng và những cảm xúc xã hội rất tốt".
Theo PGS.TS Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Việt Nam đang được tiếp cận với rất nhiều mô hình giáo dục của các nước. Không phải ai cũng có năng khiếu âm nhạc, không phải thầy cô nào cũng hát hay múa giỏi nhưng mà tình yêu cho trẻ thì ai cũng có. Tôi nghĩ rằng những người quản lý giáo dục mầm non cũng cần phải có cái nhìn rất mới mẻ để có thể đồng hành cùng các thầy cô. Từ đó, lĩnh hội những cái mới và chia sẻ niềm vui chiếm lĩnh cái mới với phụ huynh và hướng đến con trẻ".


Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.
Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0