Dấu ấn của nghệ thuật xiếc tại TP Hồ Chí Minh

Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.

Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam đã ra mắt vở xiếc "Vùng đất kỳ bí". Tác phẩm được đầu tư kịch bản, kết hợp xiếc truyền thống với vũ đạo và nhiều kỹ thuật, hiệu ứng hiện đại. Vở diễn nhanh chóng tạo sức hút với khán giả nhiều lứa tuổi.

Đạo diễn vở xiếc Nguyễn Quốc Công cho biết: “Sân khấu xiếc luôn là nơi giao lưu trực tiếp giữa nghệ sĩ và khán giả. Ví dụ khi một bức tượng người đá khổng lồ cao sáu mét có thể vươn người ra và tương tác trực tiếp với khán giả. Khi kết hợp với hiệu ứng âm thanh, nhạc nền và sự thể hiện của các nghệ sĩ, sức hút của màn biểu diễn ấy mang lại trải nghiệm ấn tượng cho người xem”.

Nghệ sĩ xiếc Trần Thị Thu cho biết: “Trong vở diễn này, chúng em phải kết hợp nhiều vũ đạo như nhảy múa, vốn không thuộc chuyên môn chính. Việc vừa nhảy múa, vừa biểu diễn xiếc đòi hỏi sự kiểm soát hơi thở và thể lực vượt trội, tạo ra không ít thách thức cho chúng em”.

Nghệ sĩ xiếc Khuất Bá Tùng cho biết: “Tất cả mọi người, kể cả tôi, đều phải sử dụng đạo cụ lửa rất nóng. Bên dưới lại là dàn sân khấu nước cực kỳ trơn trượt, vì vậy ai tham gia biểu diễn đều cần hết sức cẩn thận”.

Trong bối cảnh cạnh tranh đa dạng các loại hình giải trí, thành công của “Vùng đất kỳ bí” đã khẳng định dấu ấn cho ngành xiếc TP.HCM. Đồng thời, dự án Rạp xiếc và Biểu diễn đa năng Phú Thọ đang gấp rút hoàn thiện, sẽ đáp ứng tiêu chuẩn xiếc quy mô lớn và phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khán giả.

Nhà sản xuất âm nhạc Kriss Ngô cho biết: “Để tiếp tục thu hút khán giả, bên cạnh việc đầu tư vào truyền thông và hình ảnh, tôi cho rằng các đoàn xiếc cần tăng cường phát triển kịch bản với những câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa, được trình bày qua các kỹ thuật gây ấn tượng. Nhờ đó, trải nghiệm của khán giả sẽ trở nên đáng nhớ hơn và họ sẽ chia sẻ về vở diễn sau khi thưởng thức”.

Có thể thấy, nghệ thuật xiếc vẫn giữ được sức sống mãnh liệt và vị trí đặc biệt trong lòng công chúng. Với sự nỗ lực của các đơn vị tại thành phố Hồ Chí Minh cùng Liên đoàn Xiếc Việt Nam, ngành xiếc được kỳ vọng chinh phục khán giả hiện đại, mở ra những triển vọng phát triển bền vững.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.