Dần cụ thể hóa quy định kiểm định khí thải xe máy

Hà Nội cùng TP.HCM đang đi đầu trong nỗ lực kiểm định khí thải xe máy. Riêng TP Hà Nội sẽ áp dụng thí điểm thực hiện việc phân vùng phát thải thấp với khí thải phương tiện, trong đó, có giới hạn với mô tô, xe máy.

Từ ngày 1/1/2025, Thông tư Thông tư số 47 năm 2024 của Bộ Giao thông vận tải chính thức có hiệu lực. Nội dung Thông tư quy định, đối với xe mô tô, xe gắn máy có thời gian tính từ năm sản xuất trên 5 năm thì chủ xe phải mang xe đến cở sở đăng kiểm để kiểm định khí thải.

Dù còn phải chờ Luật bảo vệ môi trường được thông qua và chính thức có hiệu lực làm căn cứ xây dựng lộ trình thực hiện kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy, tuy nhiên, quy định trên đã và đang cụ thể hóa việc siết chặt khâu xả thải, nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ môi trường với các loại xe cơ giới đường bộ tham gia giao thông.

Trong khi lộ trình thực hiện kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy trên toàn quốc đang chờ Chính phủ ban hành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn Thủ đô. Việc áp dụng thí điểm sẽ thực hiện ở hai quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030, hai địa phương này sẽ thực hiện thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn mỗi quận. Ở vùng phát thải thấp, cho phép các phương tiện giao thông không phát sinh khí thải, xe cơ giới thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng xanh, sạch, xe ưu tiên và có giấy phép lưu thông của cơ quan có thẩm quyền. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là bước đi khởi đầu, nhưng rất cần thiết để kéo giảm ô nhiễm từ khí thải phương tiện.

Không dừng lại ở việc kiểm soát khí thải phương tiện đang lưu hành, Quyết định số 19 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ mới đây đã chính thức nâng tiêu chuẩn khí thải với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp. Từ ngày 1/7/2026, chính thức áp dụng nâng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp từ mức 3 lên mức 4. Riêng với xe gắn máy hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới, từ ngày 1/7/2027 mới chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4 thay vì mức 2 như hiện nay.

TS. Khương Kim Tạo, chuyên gia giao thông, nhấn mạnh: "Khi luật bảo vệ môi trường có hiệu lực, chúng ta cũng cần triển khai theo lộ trình nhất định. Không thể ngày một ngày hai có thể kiểm định xong. Khi đó, chúng ta có lộ trình để đảm bảo nhân dân kịp đi kiểm định và có thể kịp thay đổi chủng loại xe".

Mô tô, xe máy hiện vẫn đang là phương tiện tham gia giao thông chính của người dân Việt Nam. Với không ít người, nó là phương tiện hàng ngày mang lại kế sinh nhai. Các quyết sách quy định về kiểm soát khí thải mô tô, xe máy chắc chắn sẽ mang lại nhiều tác động tới đời sống xã hội. Việc thực hiện cần theo lộ trình, có tính toán. Ngoài ra, cần đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông công cộng.

Từ năm 2011, kiểm định khí thải xe máy đã được đưa ra bàn thảo. Tuy nhiên, phải tới thời điểm này, quy định mới dần được cụ thể hóa để đi vào triển khai trong thực tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời tiết Hà Nội ngày 21/4 được dự báo có nắng nóng vào ban ngày; chiều tối và đêm khả năng xuất hiện mưa rào và dông, nhiệt độ giảm còn từ 25 - 27 độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, chậm nhất đến ngày 19/12 năm nay phải hoàn thành dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.