Cựu Tổng thống Philipines Duterte phản đối lệnh bắt giữ

Trong một đoạn video bị rò rỉ, cựu Tổng thống Philipines Rodrigo Duterte đã chất vấn về tính hợp pháp của việc cảnh sát bắt giữ ông theo lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).

Theo báo cáo mới nhất từ đài truyền hình ABS-CBN của Philippine và Mạng tin tức GMA, đoạn video về cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Căn cứ Không quân Villamor ở Philippines sau khi bị bắt vào ngày hôm nay 11/3 đã bị rò rỉ. Trong đoạn video, ông Duterte đã chât vấn về tính hợp pháp của việc cảnh sát bắt giữ ông theo lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).

Đài truyền hình ABS-CBN cho biết, trong đoạn video do con gái của ông Duterte là Veronica Duterte tải lên mạng xã hội cho thấy, ông đang ngồi trong một nơi có vẻ như là phòng chờ tại Căn cứ Không quân Villamor ở Philippines và chất vấn về lý do ông bị bắt.

Hình ảnh được con gái ông Duterte Veronica Duterte đăng tải trên mạng xã hội

"Tôi đã phạm tội gì? Theo luật nào? Bây giờ hãy giải thích cho tôi cơ sở pháp lý nào để đưa tôi đến đây, bởi vì rõ ràng là tôi không tự nguyện đến đây. Là người khác đã đưa tôi đến đây", bài báo dẫn lời ông Duterte nói: "Bây giờ, các anh phải giải thích việc tước đoạt quyền tự do của tôi... Khi thực hiện vụ bắt giữ, các anh có đọc tài liệu vụ án để hiểu tình hình mà lẽ ra phải có không?".

Theo bài báo, cựu Thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines Salvador Medialdea cũng đã nhắc nhở Tổng công tố viên về “lệnh bắt giữ đáng ngờ” và nói rằng, Philippines đã rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế từ lâu. Theo tài liệu, Philippines đã chính thức rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế vào năm 2019.

Phủ Tổng thống Philippines vào ngày 11/3 đã xác nhận rằng, cựu Tổng thống Duterte đã bị cảnh sát bắt giữ theo lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế sau khi đến Sân bay Quốc tế Manila. Trước đó, Tổng công tố Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ ông.

Trong nhiệm kỳ làm Tổng thống Philippines, ông Duterte đã phát động một cuộc chiến chống ma túy, gây nhiều tranh cãi ở Philippines và nước ngoài.

Theo báo chí Hồng Kông (Trung Quốc) đưa tin, ông Duterte đã phủ nhận cáo buộc của Tòa án Hình sự Quốc tế chống lại ông trong một bài phát biểu. Ông nói: "Tôi phạm tội gì? Tất cả những gì tôi làm trong thời gian tại nhiệm của mình là để cho người dân Philippines có được một chút bình yên, tĩnh lặng". Đề cập đến khả năng bị bắt, ông Duterte nói: "Nếu đây thực sự là số phận của tôi trong cuộc đời thì không sao, tôi sẽ chấp nhận. Nếu bị bắt và bỏ tù thì tôi cũng không thể làm gì được".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.