Chuyên gia LHQ lên án lệnh trừng phạt ICC của Mỹ
Các báo cáo viên và chuyên gia độc lập về trật tự quốc tế đã nêu trong tuyên bố rằng, vào ngày 6/2, Tổng thống Mỹ đã ký một sắc lệnh hành pháp cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Tòa án Hình sự Quốc tế và các nhân viên của Tòa án này, cũng như các cá nhân hoặc tổ chức hợp tác với Tòa án Hình sự Quốc tế. Sắc lệnh hành pháp này là một cuộc tấn công vào nền pháp quyền toàn cầu và là một đòn giáng vào cốt lõi của hệ thống tư pháp hình sự quốc tế.

Tuyên bố chỉ ra rằng, nỗ lực của Mỹ nhằm trừng phạt Tòa án Hình sự Quốc tế thông qua sắc lệnh hành pháp này sẽ chỉ mang lại lợi ích cho tội phạm chiến tranh và cản trở hàng chục nghìn nạn nhân trên khắp thế giới tìm kiếm công lý và nhận được bồi thường.
Tuyên bố cũng chỉ ra rằng, các nhân viên của Tòa án Hình sự Quốc tế cam kết thúc đẩy trách nhiệm giải trình và công lý trên toàn cầu, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những nhân viên này sẽ vi phạm trắng trợn nhân quyền và làm suy yếu các nguyên tắc độc lập tư pháp và pháp quyền. Theo Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, việc xử phạt Tòa án Hình sự Quốc tế cũng cấu thành tội cản trở công lý.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng, công lý phải được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ. Việc duy trì luật pháp quốc tế không thể là “có chọn lọc” mà phải là trách nhiệm chung. “Nó sẽ tăng cường hơn là gây nguy hiểm cho an ninh toàn cầu, bao gồm cả an ninh của Mỹ”.
Vào tháng 11/2024, Tòa án Hình sự Quốc tế có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Galante và chỉ huy quân sự của Phong trào Kháng chiến Hồi giáo Palestine (Hamas) Mohammed Diab Ibrahim al-Masri, cáo buộc họ về tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh.
Sau khi Tổng thống Mỹ Trump ký sắc lệnh hành pháp trừng phạt Tòa án Hình sự Quốc tế vào ngày 6/2, Tòa án Hình sự Quốc tế đã lên án gay gắt, nhấn mạnh động thái của Mỹ nhằm mục đích suy yếu tính độc lập và công tác xét xử công bằng của Tòa án Hình sự Quốc tế. Chính phủ Hà Lan cũng bày tỏ quan ngại và lấy làm tiếc về động thái của Mỹ.


Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
0