Cú hích mới từ đề án một triệu căn nhà ở xã hội
Chính vì kỳ vọng đặt ra lớn nhưng thành tựu lại đến rất chậm, nên vấn đề này lại được nóng lên tại Tọa đàm Hiện thực hóa đề án xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng phối hợp với Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức.
Với hai phiên thảo luận chính: Một là kỳ vọng và thực tế về một triệu căn nhà ở xã hội; Hai là bàn về cơ chế khơi thông, tăng tốc làm nhà ở xã hội với những hiến kế sát sườn đã làm rõ bức tranh tổng thể về chương trình một triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Tọa đàm tập trung làm rõ một câu hỏi hết sức quan trọng: Lẽ ra đây sẽ là gói tín dụng hết sức được mong chờ, nhưng thực tế lại không như mong muốn. Vậy nguyên nhân do đâu?
Quả thực, khi mà lãi suất vẫn ở mức quá cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp, đã thế thời gian cho vay chỉ có 5 năm, cộng thêm những điều kiện khắt khe khiến cả người mua nhà và doanh nghiệp phát triển dự án đều chùn chân. Ví như tại Bắc Giang, một dự án có 16 tòa chung cư nằm tại vị trí có tới 4 khu công nghiệp với hơn 170.000 công nhân, nhưng chỉ có 544 đối tượng đáp ứng đủ các điều kiện theo để mua nhà. Như vậy, sẽ có tới hơn 90% số căn hộ xây rồi mà không tìm được người để bán.
Trong bối cảnh nguồn vốn Chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội hoàn toàn đến từ các ngân hàng thương mại, rõ ràng lãi suất cho vay không đủ bù chi phí, nên không tạo ra động lực từ chính giới ngân hàng.
Chính vì thế, cũng tại Tọa đàm, rất nhiều chính sách cởi mở hơn cho người mua nhà ở xã hội đã một lần nữa được khẳng định sẽ đẩy mạnh thực hiện như:
-Bảo đảm nguyên tắc về tính thống nhất với các Luật Đất đai, Đầu tư, Xây dựng, Kinh doanh bất động sản.
-Bỏ quy định quỹ đất 20% như cũ. Giao UBND cấp tỉnh chủ động dành đủ quỹ đất để phát triển ở xã hội theo chương trình kế hoạch đã duyệt.
-Đưa vào Luật Nhà ở (sửa đổi) các nhóm chính sách ưu đãi chủ đầu tư tham gia dự án nhà ở xã hội như miễn tiền sử dụng đất, vay vốn với lãi suất ưu đãi.
-Cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, giao đất, lựa chọn chủ đầu tư, xác định giá bán, giá thuê mua.
-Giảm bớt các thủ tục xác định đối tượng mua nhà ở xã hội, bỏ tiêu chí về cư trú.
Thu nhập của người dân Việt Nam nói chung thấp hơn 20 lần so với giá bất động sản. Thu nhập của người thuộc diện nhà ở xã hội còn thấp hơn rất là nhiều. Đây cũng là thực tế của nhiều quốc gia, vì thế rất nhiều nước trên thế giới cho mua trả góp 20-30 năm chứ không phải 5 năm như Chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội mà chúng ta đang thực hiện. Do đó, những cải cách về chính sách này được coi là mở đường cho những bước đột phá tiếp theo cho Chương trình phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0