Cổng làng - dấu tích xưa ở phố thị

Những dấu tích xưa cũ được bảo tồn ở đô thị, không chỉ là một nét đẹp độc đáo của Hà Nội, mà còn thể hiện sự trân trọng đối với giá trị văn hóa của vùng đất nghìn năm văn hiến.

Nhắc tới cổng làng là nhắc đến một biểu tượng đầy độc đáo của văn hóa làng quê Việt. Đi dọc phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, cứ vài chục mét lại bắt gặp một cổng làng nhuốm màu thời gian. Điều này tạo nên nét riêng mà không con phố nào khác ở Hà Nội có được, cũng chính bởi vậy mà Thụy Khuê được mệnh danh là “Phố cổng làng” của Hà Nội…

Những nếp cổng làng như Yên Thái, Đông Xã, Hồ Khẩu… là những chứng nhân gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ người dân nơi đây. Cổng làng không chỉ thể hiện một không gian riêng, uy nghiêm có quy tắc của mỗi khu dân cư, mà còn cho thấy dấu tích của sự trù phú của người dân trong làng.

Nhiều người cho rằng: ở đâu còn cổng làng, là ở đó còn lưu giữ được phong tục, văn hóa từ xa xưa để lại. Như một bảo tàng lưu giữ những câu chuyện, nét văn hóa xưa của người dân từng khu vực, làm phong phú hơn cho đời sống đô thị.

Theo thống kê, trong nội thành Hà Nội hiện còn lưu giữ được hơn 90 cổng làng. Giữa tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, việc gìn giữ bảo tồn được những chiếc cổng làng này là lưu giữ được những dấu xưa, những nét đẹp về văn hóa, lịch sử của Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.