Công chức đi làm cách nhà 30km được mua nhà ở xã hội
Sáng ngày 20/5, tại Quốc hội, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Cán bộ, công chức được ưu tiên mua nhà ở xã hội
Tại tờ trình của Chính phủ, đề xuất tại các tỉnh, thành được sắp xếp lại, việc xác định điều kiện hưởng chính sách nhà ở xã hội nên căn cứ theo địa giới hành chính trước thời điểm sắp xếp.
Theo quy định hiện hành, người được hưởng chính sách nhà ở xã hội phải chưa sở hữu nhà ở tại tỉnh, thành phố nơi có dự án; chưa từng mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp đã có nhà, diện tích bình quân đầu người phải thấp hơn mức tối thiểu theo quy định.
Tuy nhiên, quy định này bộc lộ nhiều bất cập. Tại các địa phương có địa giới hành chính rộng, nhiều người lao động có nhà ở tại vùng nông thôn nhưng làm việc tại đô thị, khu công nghiệp cách xa. Họ có nhu cầu thuê, mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống, nhưng không đáp ứng điều kiện do đã sở hữu nhà ở trong tỉnh.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cũng khiến việc xác định đối tượng hưởng chính sách thêm phức tạp. Trước khi sáp nhập, một số người đủ điều kiện do không có nhà ở tại nơi có dự án; nhưng sau sáp nhập, họ lại không còn đủ điều kiện theo phạm vi hành chính mới.
Tờ trình nêu, hiện nay, đối với các địa phương có địa giới hành chính rộng thì việc áp dụng quy định về điều kiện nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội tại Luật Nhà ở năm 2023 còn nhiều bất cập. Thực tế, trên địa bàn các tỉnh này, nhiều đối tượng có nhà ở tại nông thôn nhưng làm việc tại các đô thị, khu công nghiệp cách xa nhà. Những đối tượng này có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống, nhưng theo quy định của Luật Nhà ở năm 2023 lại không đáp ứng yêu cầu.
Ngoài ra, qua rà soát và tổng hợp phản ánh của các địa phương, hiện nay các đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội sẽ chịu ảnh hưởng bởi việc tổ chức lại đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, khi hai hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh được sáp nhập thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới, sẽ dẫn đến một thực tế là các đối tượng trước đây đáp ứng đủ điều kiện “chưa có nhà ở tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án” trước thời điểm sắp xếp (tỉnh, thành phố cũ), nhưng sau thời điểm sắp xếp lại không đủ điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội do thuộc trường hợp được xem là “có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố thuộc Trung ương nơi có dự án” sau thời điểm sắp xếp (tỉnh, thành phố mới), mặc dù nhu cầu nhà ở thực tế tại địa bàn có dự án không thay đổi. Do đó, quy định về điều kiện chưa có nhà ở như hiện nay là chưa phù hợp.
Cơ quan Nhà nước được thuê NƠXH cho cán bộ, công chức
Tờ trình cũng đề xuất, doanh nghiệp, cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được thuê nhà ở xã hội của các chủ đầu tư cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của mình để ở.
Theo quy định hiện hành, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp công lập mong muốn được thuê nhà ở xã hội để chủ động về chỗ ở cho cán bộ, viên chức, người lao động của mình, nhưng không thuộc đối tượng được thuê nhà ở xã hội.
Việc cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập được thuê nhà ở xã hội của các chủ đầu tư để cho cán bộ, viên chức, người lao động của mình ở sẽ thuận lợi trong việc tham gia sản xuất, thể hiện được sự quan tâm, gắn kết, trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức với cán bộ, viên chức, người lao động, thuận lợi cho việc thu hút người có trình độ làm việc cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đại diện chủ thể thuê nhà ở xã hội sẽ thuận lợi trong việc quản lý, chịu trách nhiệm đối với cán bộ, viên chức, người lao động của mình ở tại dự án nhà ở xã hội.
Nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp mới chủ yếu hỗ trợ được cho đối tượng công nhân, người lao động còn độc thân. Tuy nhiên, thực tế có nhiều người lao động đã có gia đình thì hộ gia đình không được thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, trong khi họ chưa có điều kiện để mua nhà ở xã hội. Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp cũng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà lưu trú, dẫn đến khó khăn khi bảo đảm điều kiện về nơi ở cho các đối tượng này.

Ngoài ra, thực hiện công tác sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, thành, tổ chức chính quyền hai cấp, dẫn đến thực tế nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải đi xa nơi ở để làm việc. Do đó, cần có chính sách để tạo điều kiện cho họ có chỗ ở. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật chưa cho phép các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, được thuê nhà ở xã hội để bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của mình ở.
Thực tế hiện nay, nhiều người lao động trong khu công nghiệp không có khả năng mua nhà ở xã hội, không đủ tiền để thuê các căn hộ chung cư thương mại với giá cao nên người lao động phải thuê nhà trọ do người dân xây dựng tự phát là những dãy phòng cấp bốn diện tích mỗi phòng chỉ rộng khoảng 9 - 10 m², thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm, giá thuê trọ cao, không có hạ tầng xã hội, hạ tầng kĩ thuật kèm theo dẫn đến không đảm bảo chất lượng sống của người lao động.
Do vậy, để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cần thiết có chính sách cho phép doanh nghiệp, cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được thuê nhà ở xã hội để cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của mình ở, yên tâm làm việc. Doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp được thuê nhà lưu trú công nhân cho người lao động.


Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Huy Tiến sáng 20/5 đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, trong đó đề xuất giao tòa án khu vực xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ án hình sự.
Một trong những điểm đáng chú ý tại Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự là việc tăng mức hình phạt tù đối với tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317).
Lễ mở ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng (Công ước Hà Nội) sẽ diễn ra từ ngày 25-26/10 tại Hà Nội.
Công an tỉnh Sơn La đã bắt giữ Tòng Văn Vương, nghi phạm liên quan trực tiếp đến vụ sát hại Tổ trưởng Tổ tham gia đảm bảo an ninh trật tự tiểu khu Ít Bon.
Một đôi nam nữ tắm tại bãi biển Cửa Lò (huyện Yên Thành, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) ngày 20/5 đã bị cuốn vào dòng xoáy ngầm ở vùng nước sâu, dẫn đến đuối nước.
Thành phố Hà Nội tiếp tục bố trí 35 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện xử lý môi trường trong trồng trọt năm 2025.
0