Đề xuất lập 'Quỹ nhà ở quốc gia' hỗ trợ công chức
Sáng ngày 20/5, tại Quốc hội, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Tờ trình nêu, hiện chưa có Quỹ nhà ở quốc gia hoặc mô hình định chế tài chính phù hợp để hỗ trợ nguồn lực tài chính cho các địa phương, doanh nghiệp triển khai các dự án nhà ở xã hội đảm bảo dài hạn, bền vững.

Việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở không phải là nội dung mới mà đã được quy định tại pháp luật về nhà ở trước đây. Luật Nhà ở năm 2005, Điều 19 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở, đã quy định cụ thể về Quỹ phát triển nhà ở bao gồm: các nguồn hình thành quỹ; thẩm quyền thành lập quỹ; mô hình, tổ chức hoạt động, địa vị pháp lý của quỹ.
Tuy nhiên, do nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển nhà ở còn hạn chế, nên hầu hết quỹ phát triển nhà ở địa phương đã sáp nhập vào quỹ đầu tư phát triển địa phương. Hiện nay, trên cả nước có 43 quỹ đang hoạt động, gồm 40 quỹ đầu tư phát triển, một công ty 100% vốn Nhà nước (HFIC), một quỹ hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư, một quỹ phát triển đất nhận ủy thác quản lý Quỹ Đầu tư phát triển (Quảng Bình). Mô hình hoạt động theo hình thức độc lập gồm Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành, đối với Công ty tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) hoạt động theo mô hình doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.
Tờ trình nêu một số ví dụ, một số quỹ đầu tư phát triển địa phương cũng đang triển khai đầu tư xây dựng. Cụ thể, ngoài Quỹ phát triển nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn bốn quỹ có hoạt động đầu tư trực tiếp nhà ở xã hội: Lào Cai, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đắk Lắk với tổng mức đầu tư 743 tỷ đồng và cung cấp 1.345 căn hộ nhà ở xã hội. Tuy nhiên, các quỹ phát triển địa phương này đều đang gặp khó khăn trong hoạt động do không được cấp bổ sung vốn, dẫn đến khó có thể cung cấp vốn để phát triển, tạo lập nhà ở xã hội dài hạn, bền vững.
Quỹ phát triển nhà ở lớn nhất đang hoạt động là Quỹ phát triển nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động từ năm 2005. Đến năm 2023, quỹ đã giải ngân cho hơn 5.500 đối tượng có thu nhập thấp vay tiền để tạo lập nhà ở, với tổng số tiền gần 2.800 tỷ đồng; đồng thời, hỗ trợ cho vay 09 dự án nhà ở với tổng số tiền giải ngân trên 320 tỷ đồng; tiếp nhận, tổ chức quản lý và khai thác hai công trình nhà lưu trú công nhân và làm chủ đầu tư hai dự án nhà ở xã hội có quy mô trên 3.000 căn hộ với tổng mức đầu tư trên 2.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong năm 2021, quỹ này đang gặp khó khăn trong hoạt động do chưa được UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp bổ sung vốn điều lệ để thực hiện.

Luật Nhà ở năm 2023 đã có quy định về việc sử dụng nguồn vốn từ các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách khác để phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, các quỹ tài chính ngoài ngân sách đang hoạt động hiện nay đều thực hiện nhiều chức năng. Việc đầu tư hoặc hỗ trợ cho phát triển nhà ở xã hội không phải là lĩnh vực ưu tiên trong hoạt động của các quỹ này.
Từ các vướng mắc nêu trên, để có nguồn vốn dài hạn, bền vững cho phát triển nhà ở xã hội, cần thiết phải thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia” để thực hiện chức năng đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ nhà ở xã hội, nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mua, thuê.
Quỹ được hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp, tiếp nhận nguồn hỗ trợ tự nguyện, nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn thu từ việc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở, nguồn từ bán nhà ở thuộc tài sản công và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”, đến nay, trên địa bàn cả nước có 657 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 597.152 căn. Trong đó:
103 dự án dự án hoàn thành với quy mô 66.755 căn;
140 dự án dự án đã khởi công xây dựng với quy mô 124.352 căn;
414 dự án dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 406.045 căn.
Như vậy, với số lượng 66.755 căn hộ hoàn thành đến nay mới đạt khoảng 15,6% mục tiêu của đề án đến năm 2025.


Quỹ Hy vọng, Hội Việt - Mỹ, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet đã phối hợp khởi động dự án thư viện Trường THCS Tân Trào tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong sáng 20/5.
Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội đã tổ chức chuyến đi về nguồn, dâng hương tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.
Thường trực HĐND thành phố đã tổ chức giao ban với Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã để quán triệt, triển khai hướng dẫn định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND các cấp khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trong sáng 20/5.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đề xuất tăng quyền xử lý “nợ xấu”, Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt với lãi suất 0%.
Chính phủ đề xuất cơ chế đặc thù cho phép cắt giảm tới 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có thể đối mặt với hình phạt tới 05 năm tù với tội danh "lừa dối khách hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự", TS. Luật sư Đặng Văn Cường nhận định.
0