Công bố kết quả vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi Việt Nam
Từ tháng 2/2020, việc nghiên cứu, sản xuất vaccine chính thức được thực hiện cùng với sự phối hợp của các chuyên gia Hoa Kỳ. Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y thống nhất và ký Thỏa thuận chung (MOU) hợp tác kỹ thuật với Viện Nghiên cứu nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ làm cơ sở cho các bên triển khai thực hiện.

Tháng 7/2020, Bộ chỉ đạo cho phép nhập khẩu chủng giống virus dịch tả lợn châu Phi nhược độc cắt gen dùng để nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam. Đến nay, tại Việt Nam có 3 doanh nghiệp có đủ năng lực sản xuất vaccine này.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Ðức Tiến cho biết: "Việt Nam đã chính thức sản xuất được vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi, đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm vô trùng, an toàn và hiệu lực, độ dài miễn dịch kéo dài 6 tháng, góp phần bảo vệ an toàn cho chăn nuôi, sản xuất lợn thịt".
Theo Thứ trưởng Phùng Ðức Tiến: "Việt Nam là quốc gia đầu tiên công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi. Việc sản xuất, đăng ký lưu hành vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi là sự kiện lịch sử, ghi nhận sự nỗ lực của ngành thú y, các doanh nghiệp và các nhà khoa học Việt Nam trong việc hội nhập quốc tế sâu rộng, hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả với các nhà khoa học thế giới, làm chủ công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất vaccine. Vaccine là công cụ quan trọng để phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian tới, góp phần thêm vào việc xây dựng chuỗi thịt lợn không những chỉ đáp ứng thực phẩm cho hơn 90 triệu dân trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu''.
Dịch tả dịch tả lợn châu Phi hoành hành Việt Nam
Tại Việt Nam, bệnh dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên xảy ra vào tháng 2/2019, sau đó lây lan ra phạm vi cả nước, buộc phải tiêu hủy trên 6 triệu con lợn, thiệt hại trên 30.000 tỷ đồng. Bệnh không lây sang người, chỉ xảy ra trên lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%, đây được coi là mối đe dọa phổ biến trên toàn cầu.
Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), so với năm 2020, dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên diện rộng hơn. Cụ thể, số ổ dịch tăng 2,2 lần; số huyện có dịch tăng 1,3 lần và có tới 95% địa phương (58 tỉnh, thành phố) có báo cáo dịch; số lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy tăng hơn 3,6 lần, gây tổn thất khá nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn.
Lũy kế từ đầu năm 2021 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã có tới 3.058 ổ dịch, xảy ra tại 407 huyện thuộc 59 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đã có 285.496 con lợn bị bệnh phải tiêu hủy.
Cục Thú y cũng thông tin, mặc dù nỗ lực các biện pháp ngăn chặn, nhưng hiện nay vẫn còn 42 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày. Đến ngày 22/12, cả nước hiện đang có 666 ổ dịch tại 183 huyện của 42 tỉnh; số lợn bị mắc bệnh là 106.073 con; số lợn bị chết và tiêu hủy là 117.226 con.
Đáng lo ngại là virus dịch tả lợn châu Phi khả năng gây tử vong cao ở lợn, đường lây truyền rất phức tạp; trong khi đó việc chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa đảm bảo an toàn sinh học vẫn chiếm tỉ lệ lớn, càng khiến dịch tả lợn Châu Phi dễ dàng xâm nhập, lây lan.
Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống kiểm soát dịch bệnh tả lợn châu Phi, bảo đảm nguồn cung thịt lợn, từ năm 2020, Bộ NN&PTNT đã chỉ định 3 doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp Mỹ tiếp nhận virus và gen chuyên biệt để nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi (ASF).


Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.
Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
0