Con đường hòa bình cho Ukraine còn nhiều gian nan
Các cuộc đàm phán diễn ra dưới sự chủ trì của Thuỵ Sĩ được đánh giá là có sự tham gia rộng rãi nhất của các quốc gia với số lượng phái đoàn lên tới 101, trong đó có 92 phái đoàn quốc gia. Đây là một phần nỗ lực của Ucraina nhằm mở rộng tìm kiếm sự ủng hộ ra bên ngoài những đối tác phương Tây cốt lõi đối với Công thức hoà bình 10 điểm của nước này.
Tuy nhiên, việc Nga không tham dự đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về tính chính đáng của các cuộc đàm phán. Tổng thống Mỹ Joe Biden từ chối tham dự sự kiện. Trung Quốc cũng quyết định rút lui vào phút chót vì cho rằng cần có sự tham gia bình đẳng của Nga và Ukraine.

Hàng chục quốc gia, trong đó có cả những quốc gia đang phát triển và mới nổi hàng đầu như Ấn Độ, Ả rập Xê út, Nam Phi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất chỉ cử các quan chức cấp thấp hơn tham dự, song không ký tuyên bố cuối cùng. Tất cả những động thái đó dường như là tín hiệu báo trước cho sự thất bại của Hội nghị.
Tổng thống Thuỵ Sĩ Viola Amherd thừa nhận kết quả hội nghị đã cho thấy nhiều quan điểm khác nhau. Hội nghị đã bỏ qua những vấn đề then chốt như việc giải quyết giai đoạn hậu chiến cho Ukraine như thế nào, liệu Ukraine có thể gia nhập liên minh NATO hay việc rút quân từ cả Nga và Ukraine có thể diễn ra ra sao.
Việc một số nhà lãnh đạo rời đi trước khi hội nghị khép lại đã khiến các cuộc thảo luận vào ngày 16/6 chuyển sang theo đuổi lập trường chung quốc tế về an ninh hạt nhân và lương thực cũng như trao trả các tù nhân chiến tranh và trẻ em được đưa khỏi Ukraine. Mục đích chính của hội nghị là tất cả các quốc gia tham dự đều cùng ký vào thông cáo chung đã thất bại vào phút chót.
Trước đó, Nga nhiều lần nhấn mạnh nước này chưa bao giờ từ chối đàm phán, song các cuộc thảo luận phải tính đến lợi ích của tất cả các bên liên quan, trong đó có Nga.
Một ngày trước Hội nghị, Tổng thống Vladimir Putin đã công bố bản kế hoạch hoà bình do Nga soạn thảo, trong đó kêu gọi quân đội Ukraine rút khỏi bốn khu vực phía Nam và phía Đông, cũng như yêu cầu nước này từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0