Cổ phiếu ngành gạo được chú ý, giá tăng liên tiếp

Thị trường chứng khoán kết thúc tháng Bảy với sự hưng phấn tột độ của giới đầu tư, khi chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 1.222 điểm đầy thuyết phục sau 10 tháng giằng co. Cùng với sự sôi động của thị trường, nhóm cổ phiếu ngành gạo gần đây cũng đã thu hút sự chú ý lớn của giới đầu tư. Đặc biệt, với việc Ấn Độ, Nga, UAE cấm xuất khẩu gạo là những yếu tố sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu cũng như cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành gạo trong thời gian tới.

Cổ phiếu tăng liên tiếp chỉ trong một tuần

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 7, cổ phiếu VSF của Tổng công ty Lương thực miền Nam-Công ty Cổ phần (Vinafood 2) leo lên mức 16.900 đồng/cổ phiếu, duy trì 7 phiên liên tiếp tăng điểm, trong đó có 6 phiên phủ sắc tím.

Đáng chú ý, mức 16.900 đồng/cổ phiếu là mức giá cao nhất của VSF kể từ khi Vinafood 2 niêm yết cổ phiếu lên sàn giao dịch UPCOM vào tháng 4/2018 đến nay. Đây cũng là lần vượt mệnh giá thuyết phục nhất của cổ phiếu này, với thanh khoản tuy chưa cao nhưng đã cải thiện đáng kể so với trước đó.

Cổ phiếu AGM của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu An Giang cũng có sự hồi phục đáng ngưỡng mộ trong thời gian gần đây, với 8 phiên tăng điểm liên tiếp; trong đó có 6 phiên tăng trần. Chốt phiên cuối cùng của tháng, AGM đạt 9.100 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 40% trong một tuần giao dịch, bất chấp cổ phiếu đang nằm trong diện hạn chế giao dịch của HOSE.

Xuất khẩu gạo thắng lớn và cổ phiếu tăng cao

Ở nhóm cổ phiếu ngành gạo có vốn hóa lớn hơn như LTG, PAN, TAR… cũng ghi nhận giao dịch sôi động trong tuần qua. Dù cổ phiếu có phiên cũng chịu sự điều chỉnh, song xu hướng chính vẫn nằm trong kênh tăng giá.

Trên thực tế, đà tăng của nhóm cổ phiếu ngành gạo được duy trì kể từ trước theo sự hồi phục của thị trường. Xét từ vùng đáy tháng 11/2022 tới nay, hầu hết các mã cổ phiếu gạo đều tăng trưởng mạnh, thậm chí có cổ phiếu tăng vài lần. Chẳng hạn, TAR (Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An) có thời điểm tăng gấp 3 lần; PAN (Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN), LTG (Tập đoàn Lộc Trời) tăng hơn gấp đôi… Riêng VSF gây ấn tượng nhất khi tăng hơn 4 lần kể từ vùng đáy tháng 11/2022.

Triển vọng thị trường cuối năm

Theo giới phân tích, sở dĩ nhóm cổ phiếu ngành gạo thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong thời gian qua nhờ hưởng lợi từ một loạt thông tin hỗ trợ ngành như giá lương thực tăng cao trong bối cảnh El Nino xuất hiện và có khả năng kéo dài sang năm 2024 đe dọa đến nguồn cung lương thực toàn cầu.

Gần đây nhất, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đột ngột ban hành lệnh cấm xuất khẩu hầu hết các loại gạo trắng không thuộc giống Basmati, tiếp theo là UAE và Nga cấm xuất khẩu gạo đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lên cao nhất trong vòng 12 năm qua… Động thái mới này của các nước trong bối cảnh El Nino diễn biến phức tạp sẽ có những ảnh hưởng nhất định lên thị trường gạo thế giới, trong đó có ngành gạo Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa thông báo tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8%, từ 2.103,11 đồng lên 2.204,07 đồng/kWh (chưa VAT). Đây là lần điều chỉnh đầu tiên năm 2025, sau 8 tháng giữ nguyên, tương đương mức tăng tháng 10/2024.

Một đợt tăng giá mạnh của các loại tiền tệ châu Á đang thúc đẩy nhu cầu về tài sản và các sản phẩm ngoại hối, trong bối cảnh các nhà đầu tư tìm kiếm các lựa chọn an toàn và nhu cầu phòng ngừa rủi ro tăng lên.

Trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc, với chỉ số VN-Index tăng 41 điểm, lên 1.267,3 điểm. Đà tăng chủ yếu diễn ra trong bốn phiên đầu tuần, nhờ tâm lý lạc quan khi hệ thống giao dịch mới KRX chính thức vận hành từ ngày 5/5.

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét thông qua đề xuất về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026. Trên thực tế, qua 5 lần giảm 2% thuế VAT từ năm 2022 đến nay, chính sách này đã cho thấy những tác động tích cực.

Hà Nội sẽ thí điểm chuyển đổi phương thức quản lý thuế đối với hộ và cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên từ ngày 1/6.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, hơn 165.000 gian hàng trên các nền tảng TMĐT đã ngừng hoạt động trong một năm qua - tương đương khoảng 3.200 gian hàng mỗi tuần, trong đó 38.000 gian hàng không phát sinh đơn hàng.