Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lập đỉnh 12 năm

Sau Ấn Độ, thêm Nga và UAE cấm xuất khẩu gạo. Động thái này khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.

Ngày 29/7, Chính phủ Nga ra thông báo cho biết nước này “đã tạm thời cấm xuất khẩu gạo thô và gạo đã qua chế biến cho đến ngày 31/12/2023”. Theo thông báo, quyết định được đưa nhằm duy trì sự ổn định trên thị trường nội địa.

Trước đó chỉ một ngày, Bộ Kinh tế UAE thông báo dừng xuất khẩu gạo trong 4 tháng. Quy định này có hiệu lực ngay lập tức, áp dụng với tất cả các loại gạo. UAE cũng cấm tái xuất khẩu gạo được nhập từ Ấn Độ sau ngày 20/7.

Động thái của Nga và UAE được đưa ra sau khi Tổng cục Ngoại thương (DGFT) thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, mới đây ra quyết định cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường, trừ gạo Basmati (một loại gạo phổ biến tại Nam Á).

Quyết định cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ diễn ra vào thời điểm giá gạo thế giới đang ở mức cao nhất trong vòng 11 năm qua, trong bối cảnh thế giới đang gia tăng lo ngại về nguồn cung nông sản do ảnh hưởng của hình thái thời tiết El Nino, vốn khiến nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu, và thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen bị đình trệ, cũng như tình hình xung đột ở Ukraine.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lập đỉnh 12 năm

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá gạo những ngày gần đây tăng rất mạnh. Các đối tác nhập khẩu chủ động tìm đến doanh nghiệp Việt Nam hỏi mua gạo và trả giá cao hơn 10-25 USD/tấn so với thời điểm trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu mặt hàng này.

Dữ liệu cho thấy, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam và Thái Lan tăng đột biến. Cuối tuần qua, giá gạo Việt tăng lên 555-575 USD/ tấn, Thái Lan trên 600 USD, lần lượt tăng 35% và 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo giá gạo 5% tấm Việt Nam có thể tăng lên 600 USD trong tháng tới.

Đây đang là mặt bằng giá xuất khẩu cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây của gạo Việt Nam.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.

Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.