Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản

Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội có cơ hội thực tập và phát triển nghề nghiệp tại Nhật Bản nếu đủ tiêu chí : đam mê công hiến, có khả năng tư duy và làm việc nhóm. Đây là khẳng định tại buổi hợp tác giữa Đại học Bách Khoa Hà Nội với Tập đoàn ITOKI Nhật Bản tại Hà Nội.

Đại học Bách Khoa Hà Nội từng có sinh viên thực tập và đang làm việc tại nhà máy của Tập đoàn ITOKI tại tỉnh Shiga (Nhật Bản). Những sinh viên này luôn mang lại năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh  và là động lực để các đồng nghiệp người Nhật làm việc vui vẻ hơn.

Đại học Bách Khoa và Tập đoàn ITOKI đã ký kết đào tạo thỏa thuận hợp tác. Theo đó, từ năm 2024, Tập đoàn sẽ cấp học bổng đi thực tập tại Nhật Bản cho sinh viên đại học Bách khoa Hà Nội. Chương trình thực tập giúp sinh viên trải nghiệm việc đào tạo tại doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định. Qua đó, giúp sinh viên hiểu được mỗi quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức chuyên môn học tại đại học và kỹ năng thực hành thực tế tại doanh nghiệp.

Thông qua chương trình thực tập đặc biệt này, sinh viên Đại học Bách Khoa sẽ nâng cao nhận thức nghề nghiệp, làm quen với văn hóa Nhật Bản. Hợp tác này sẽ là cơ hội tăng cường đào tạo nguồn lực giàu tính sáng tạo và thắt chặt hợp tác giữa Đại học Bách Khoa và các doanh nghiệp Nhật Bản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.

Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.