Cơ hội để doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá trong năm 2024
Hiện nay, các cơ sở sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ tại các làng nghề cũng đón nhận nhiều tín hiệu khả quan. Ngay từ đầu năm 2024, cơ sở sản xuất nội thất này cũng đã tìm kiếm được đơn hàng sản xuất nội thất với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tổng trị giá đơn hàng hơn 1 tỷ đồng, đảm bảo việc làm ổn định cho lao động trong khoảng thời gian từ nay đến hết tháng 4/2024.
Với những tín hiệu tích cực đầu năm, các doanh nghiệp trong ngành gỗ và nội thất đang tích cực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để gia tăng đơn hàng ở cả thị trường truyền thống và các thị trường mới.

Tuy nhiên, những khó khăn vẫn chưa hẳn đã qua. Bởi lẽ, đơn hàng chủ yếu trong thời gian ngắn, quy mô cũng nhỏ hơn khiến doanh nghiệp khó tính toán dài hơi và phải có sự thích ứng nhanh chóng.
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ: "Các doanh nghiệp cần có trách nhiệm truy xuất nguồn gốc của gỗ và cần đảm bảo thực hiện những cam kết hợp pháp mà Việt Nam đã ký với quốc tế. Các doanh nghiệp cần có người thực hiện giải trình, cam kết đầu vào và đầu ra, áp dụng các phần mềm kế toán hiện đại để khi có sự cố thì chúng ta có đủ bằng chứng để chứng minh chúng ta kinh doanh hoàn toàn minh bạch."

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương, năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD. Đây là chỉ tiêu khá cao, đặc biệt trong bối cảnh xung đột chính trị đang leo thang và khó đoán định, cả yếu tố đầu ra và đầu vào của xuất khẩu đều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ cần chú trọng mở rộng thị trường mới, đa dạng hóa các kênh bán hàng từ truyền thống và phi truyền thống, liên tục cập nhật xu hướng mới, nắm bắt thị hiếu của khách hàng để có những chiến lược kinh doanh phù hợp.


Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.
Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.
Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
0