Cải thiện môi trường kinh doanh, doanh nghiệp cần thực chất
Thời gian qua, việc triển khai Nghị quyết 02 của Chính phủ đã giúp môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, thể hiện ở việc thực hiện thủ tục hành chính và nhiều tài liệu được đơn giản hóa, thời gian giải quyết thủ tục rút ngắn và phương thức thực hiện qua điện tử phổ biến hơn.
Theo đó, số doanh nghiệp và lượng vốn đăng ký hoạt động của doanh nghiệp tăng nhanh, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hay giải thể cũng giảm mạnh, hàng loạt giấy phép con đã được bãi bỏ, các thủ tục hành chính về thuế và hải quan đã được giảm, 99% doanh nghiệp nộp thuế, khai thuế điện tử.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp, bên cạnh những điểm sáng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh thì vẫn còn hàng loạt khó khăn đang cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết: "Nhiều đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh vẫn thiếu tính đột phá, nhiều vướng mắc doanh nghiệp phản ánh nhưng chưa được xem xét, vẫn phát sinh thêm một số thủ tục mới gây khó khăn cho doanh nghiệp như rào cản về ngành nghề và điều kiện kinh doanh đang cản trở hoạt động và làm tăng chi phí tuân thủ, làm giảm động lực đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp."

Các chuyên gia kiến nghị phải tạo ra một sân chơi, một thị trường để liên kết chuỗi giá trị cung ứng giữa các doanh nghiệp phụ trợ, hỗ trợ cho các khối. Đặc biệt là các khối doanh nghiệp FDI đang đầu tư vào Việt Nam bởi đây là những doanh nghiệp dẫn đường chỉ lối cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp khởi nghiệp để có thể liên kết và tạo thành chuỗi.
Nếu tăng kết nối được với chuỗi giá trị như vậy thì doanh nghiệp sẽ có phương án kinh doanh khả thi hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.
Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.
0