Cơ chế đặc thù cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương và kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương và những nội dung cơ bản về dự án. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ chủ trì và các bộ, cơ quan liên quan bám sát chủ trương của Trung ương, Bộ Chính trị, đồng thời tiếp thu tối đa các ý kiến của Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành để trình Hội đồng thẩm định, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20/10/2024 để trình Quốc hội, với tinh thần "nghiên cứu kỹ càng, triển khai nhanh chóng".

Thủ tướng lưu ý tuyến đường sắt này phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, đảm bảo tính kết nối với các hạ tầng, phương thức giao thông khác như hàng không, hàng hải; kết nối các hành lang kinh tế trong nước và kết nối với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia…

Thủ tướng yêu cầu rà soát lại suất đầu tư, sơ bộ tổng mức đầu tư đảm bảo chính xác nhất có thể; rà soát và đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt cho triển khai dự án, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, các chính sách đặc thù về đất đai, giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng… với phương châm "thủ tục phải rút gọn, thi công rút ngắn".

Về nguồn lực, phải đề xuất cơ chế huy động, đa dạng hóa các động nguồn lực, gồm nguồn lực đầu tư công của Trung ương, địa phương, nguồn lực từ phát hành trái phiếu, nguồn vốn vay và các nguồn lực hợp pháp khác. Cùng với nguồn lực tài chính, huy động tổng lực nguồn nhân lực, phương tiện của đất nước phục vụ dự án.

Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chiều dài 1.541km, quy mô đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, hạ tầng thiết kế với tốc độ 350km/h, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.

Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.

Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.