Chu kỳ nước của Trái Đất ngày càng thất thường
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) - cơ quan khí tượng của Liên hợp quốc, lượng mưa cực đoan, lũ lụt và hạn hán ngày càng tăng gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người, hệ sinh thái và kinh tế. Những sự kiện cực đoan này chịu ảnh hưởng phần nào từ các điều kiện khí hậu tự nhiên bao gồm hiện tượng La Nina và El Nino, nhưng cũng chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều từ tình trạng biến đổi khí hậu mà con người gây ra.
Bà Celeste Saulo, Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết: “Sự nóng lên của khí quyển Trái Đất khiến chu kỳ nước trở nên thất thường và khó đoán hơn. Nhiệt độ tăng cao dẫn đến tình trạng quá ít hoặc quá nhiều nước gây ra cả hạn hán và lũ lụt. Chúng ta phải tăng cường giám sát thủy văn để theo dõi và ứng phó với những thay đổi”.
Ông Stefan Uhlenbrook, Giám đốc phụ trách Thủy văn, Nước và Băng quyển tại WMO, cho hay: “Trong 33 năm thu thập dữ liệu, chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến quy mô hạn hán trên khắp thế giới nghiêm trọng như vậy. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là ổn định khí hậu, nhưng đó là một thách thức vô cùng lớn”.

Năm 2023 ghi nhận khối lượng các sông băng - cung cấp nước cho sông ngòi ở nhiều quốc gia, giảm nhiều nhất trong 5 thập kỷ qua, mất hơn 600 tỷ tấn nước. Theo bà Celeste Saulo, Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO): "Băng và sông băng tan chảy đe dọa đến an ninh nước dài hạn của hàng triệu người. Nhưng chúng ta vẫn chưa thực hiện những hành động khẩn cấp cần thiết”.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, mỗi năm có khoảng 3,6 tỷ người không có đủ nước ngọt ít nhất một lần trong tháng. Con số này dự kiến tăng lên hơn 5 tỷ người vào năm 2050. Trong ba năm qua, hơn 50% các lưu vực sông khô hạn hơn bình thường. Trong khi đó, dòng chảy vào các hồ nước xuống dưới mức bình thường ở nhiều nơi trên thế giới trong nửa thập kỷ qua. Tổ chức Khí tượng Thế giới kêu gọi thu thập và chia sẻ thông tin về thực trạng tài nguyên nước để giúp các quốc gia và cộng đồng có biện pháp ứng phó hiệu quả.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0