Chính sách của Mỹ thúc đẩy Trung Quốc tự cường công nghệ

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.

Việc Mỹ tiếp tục siết chặt các hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc đã một lần nữa gây khó khăn cho “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ NVIDIA. Theo hãng tin Reuters, Giám đốc điều hành NVIDIA - ông Jensen Huang cho biết, Công ty đang đánh giá cách thức tiếp cận thị trường Trung Quốc sau khi chính phủ Mỹ áp đặt giới hạn với việc bán chip Hopper H20 tại nước này.

Tuy nhiên, ông Jensen Huang khẳng định, NVIDIA sẽ không tung ra thêm phiên bản nào khác từ dòng chip Hopper. Khi được hỏi về sản phẩm chip kế tiếp dành cho Trung Quốc sau H20, ông Huang trả lời: “Không phải Hopper, bởi không thể điều chỉnh Hopper thêm nữa”. Tuyên bố này phản ánh rõ tình thế khó khăn của NVIDIA trong việc xoay xở giữa các sức ép chính trị phức tạp.

CEO Jensen Huang giới thiệu về dòng chip mới.

Trước đó, chip H20 từng là sản phẩm chủ lực mà NVIDIA vẫn có thể bán sang Trung Quốc, nhưng nay cũng đã bị loại khỏi thị trường sau khi các quan chức Mỹ thông báo rằng, chip này sẽ cần giấy phép xuất khẩu.

Ở một mức độ nào đó, tình thế tiến thoái lưỡng nan của NVIDIA phơi bày một thực tế: Trung Quốc vừa là nguồn thu quan trọng, vừa là hệ sinh thái đổi mới không thể thay thế đối với hãng. Trong những năm qua, NVIDIA đã nhiều lần phải điều chỉnh các dòng chip dành riêng cho thị trường Trung Quốc để tuân thủ những quy định xuất khẩu ngày càng nghiêm ngặt của Washington đối với các chip AI tiên tiến.

Gần đây, một số hãng truyền thông nước ngoài, bao gồm Reuters, cũng dẫn các nguồn tin cho biết, NVIDIA đang tìm kiếm địa điểm đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Thượng Hải (Trung Quốc). Với những nỗ lực cân bằng giữa yêu cầu tuân thủ luật lệ Mỹ và nhu cầu từ thị trường Trung Quốc, các biện pháp hạn chế mới nhất của Mỹ đã làm dấy lên nhiều đồn đoán: Liệu NVIDIA có tung ra một phiên bản chip Hopper khác đã được chỉnh sửa? Hay công ty sẽ phát triển một kiến trúc hoàn toàn mới dành riêng cho Trung Quốc?

Những câu hỏi đó làm nổi bật tính phản tác dụng của chính sách Mỹ khi buộc một tập đoàn công nghệ hàng đầu như NVIDIA phải liên tục chỉnh sửa sản phẩm. Washington đang trực tiếp làm tổn hại doanh nghiệp Mỹ, khiến họ gặp bất lợi trong một trong những thị trường chip quan trọng nhất thế giới.

Với NVIDIA, việc tìm cách “lách” các lệnh cấm của Mỹ bằng cách hạ hiệu năng chip chỉ là giải pháp tạm thời, không thể duy trì lâu dài. Những con chip bị điều chỉnh như vậy ngày càng mất sức cạnh tranh ở Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh khách hàng Trung Quốc cũng phải cân nhắc đến những bất ổn tiềm ẩn từ các lệnh trừng phạt trong tương lai. Kết quả là, các biện pháp của chính phủ Mỹ đang thực sự làm suy yếu vị thế của NVIDIA tại Trung Quốc, đồng thời mở ra cơ hội cho các đối thủ nội địa.

Từng nắm vị thế áp đảo trong thị trường AI chip tại Trung Quốc, NVIDIA nay phải đối mặt với sự thay đổi sâu sắc. Nhu cầu chip AI tại Trung Quốc đang tăng mạnh, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước bứt phá. Trung Quốc đã và đang tăng tốc đầu tư cho nghiên cứu phát triển chip, thu được nhiều tiến bộ đáng kể. Trong khi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ có thể gây khó khăn ngắn hạn, chúng lại càng thúc đẩy Trung Quốc theo đuổi một chuỗi cung ứng chip tự chủ, an toàn và có thể kiểm soát được.

Dù công nghệ chip của Trung Quốc chưa hoàn toàn ngang bằng với NVIDIA, nhưng nhiều sản phẩm trong nước đã đủ khả năng thay thế trong một số ứng dụng nhất định. Và nếu xu hướng này tiếp tục, chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ông Andrii Portnov - cố vấn thân cận của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych - đã bị bắn chết bên ngoài một trường học ở ngoại ô Thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, vào ngày 21/5.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công bố kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mang tên “Golden Dome”, hay còn gọi là “Vòm Vàng”.

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.