Chiến lược phòng thủ của EU: Mất bò mới lo làm chuồng

Chiến lược phòng thủ mới của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ứng phó những thách thức và đe doạ về an ninh nảy sinh từ bối cảnh tình hình mới ở khu vực và thế giới.

Chỉ vài ngày sau khi đưa ra sáng kiến tiêu tốn 800 tỷ euro về tái vũ trang châu Âu, Uỷ ban châu Âu (EC) công bố Sách trắng về phòng thủ. Thực chất, đây là chiến lược phòng thủ mới của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ứng phó những thách thức và đe doạ về an ninh nảy sinh từ bối cảnh tình hình mới ở châu Âu và trong chính trị thế giới.

Cả sáng kiến về tái vũ trang châu lục nói trên lẫn chiến lược phòng thủ châu lục mới này đều là kết quả cụ thể đầu tiên trong những toan tính của EU khi bị xô đẩy vào tình thế buộc phải tự thân vận động để đảm bảo an ninh và buộc phải nhảy bởi nước đã tràn đến chân. Tình trạng hiện tại của EU không khác gì câu nói "sắp bị mất bò mới lo làm chuồng".

Mặc dù trong chiến lược phòng thủ mới, EU vẫn nhấn mạnh vai trò quyết định của liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu và Mỹ cũng như vẫn khẳng định NATO là trụ cột về phòng thủ. Tinh thần chủ đạo của chiến lược phòng thủ này của EU là châu Âu vẫn dựa vào Mỹ nhưng có đủ khả năng tự đảm bảo an ninh trong trường hợp bị Mỹ lơi lỏng việc đảm bảo an ninh cho châu Âu.

Sáng kiến tái vũ trang châu Âu với kế hoạch tài chính 800 tỷ euro là một phần của chiến lược phòng thủ mới của EU. EU nêu ra trong đó 7 lĩnh vực đầu tư trọng tâm là phòng không, pháo binh, tên lửa và đạn dược, thiết bị bay không người lái và các hệ thống vũ khí chống thiết bị bay không người lái, phòng thủ trên không gian mạng và nhân lực thực thi những chiến dịch quân sự lớn. EU liệt kê ra hơn 500 cầu, cảng, sân bay, hầm,... ở khắp EU cần được đầu tư cải tạo và nâng cấp để sử dụng vào mục đích quân sự và phòng thủ.

Những nội dung cốt lõi khác trong chiến lược phòng thủ của EU bao gồm dành ưu tiên cho sản xuất và chế tạo vũ khí ở trong EU hoặc ở các nước đối tác của EU, cùng nhau mua sắm vũ khí và khí tài quân sự để tiết kiệm chi phí, đơn giản hoá việc tài chi cho các dự án về quân sự và phòng thủ, khắc phục những điểm yếu về an ninh ở các hệ thống vũ khí phòng không, giảm bớt thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng.

EU phải tập trung và dành ưu tiên cho những nội dung trên trong chiến lược phòng thủ mới bởi đó chính là những lĩnh vực và phương diện châu Âu lâu nay lệ thuộc gần như hoàn toàn vào Mỹ.

Chiến lược này xác định Nga cả hiện tại lẫn ở thời hậu chiến là "mối đe doạ đối với sự tồn tại của EU" và xác định tâm thế phải đối địch lâu dài với Nga. Do đó, EU vừa phải không ngừng gắng gượng để hùng mạnh về quân sự vừa phải càng ngày càng bớt lệ thuộc vào Mỹ về đảm bảo an ninh, khởi đầu của việc đảm bảo an ninh là hậu thuẫn Ukraine chiến thắng Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.