Chỉ số giá BĐS tại 2 thành phố lớn gia tăng

Theo số liệu thống kê của Công ty Savills Việt Nam, chỉ số giá bất động sản nhà ở và văn phòng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có xu hướng gia tăng.

Theo số liệu thống kê của Công ty Savills Việt Nam, chỉ số giá bất động sản nhà ở và văn phòng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có xu hướng gia tăng. Ở góc độ phát triển dự án, mặc dù chỉ số giá nhân công xây dựng công trình tại Thành phố Hồ Chí Minh không có biến động gì nhưng chỉ số giá xây dựng công trình và giá vật liệu xây dựng liên tục duy trì đà tăng từ quý III/2021 cho đến nay.

Khu chung cư căn hộ cao cấp trên đường Lê Đại Hành, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Chỉ số giá nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh là 130 điểm và tăng 1 điểm theo quý. Sự gia tăng này đến từ việc giá sản phẩm hạng B tại quận 9 tăng 13% theo quý và Nhà Bè tăng 5% theo quý.

Riêng trong quý III/2022, tỷ lệ hấp thụ tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đạt 15% giảm âm 54 điểm phần trăm theo quý nhưng lại tăng 1 điểm phần trăm theo năm. Sự sụt giảm đáng kể có nguyên nhân từ việc giá sơ cấp tăng cao, niềm tin của người mua nhà giảm bởi việc lãi suất tăng và kiểm soát tín dụng chặt chẽ.

Nguồn cung nhà ở hạng B chiếm 54% nguồn cung sơ cấp với giá cao nhất là 10 tỷ đồng/căn. Dòng sản phẩm hạng A chiếm 23% nguồn cung sơ cấp với mức giá lên tới 30 tỷ đồng/căn. 

Tương tự, tại Hà Nội, chỉ số này cũng ghi nhận đà tăng với 8 điểm theo quý, đạt mức 126,1. Như vậy, trong 12 quý liên tiếp đều duy trì đà tăng này và cao hơn 21% so với mức đáy 104,1 tại quý III/2019. Giá bán trung bình đạt ngường 37 triệu đồng/m2, tăng 8% theo quý do có một số dự án mới gia nhập thị trường và 65% các dự án mở bán tăng giá.

Phân tích của Savills cho thấy, nguồn cung hạn chế, chất lượng được cải thiện và chi phí xây dựng gia tăng đã thúc đẩy giá nhà ở tại Hà Nội tăng.

Với phân khúc văn phòng, thị trường văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh được cải thiện kẻ từ quý III/2022 sau một thời gian ổn định trong thời kỳ đại dịch. Chỉ số văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh đạt 98 điểm, tăng 3 điểm theo quý và 5 điểm theo năm.

Công suất cho thuê văn phòng hạng B tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3 điểm phần trăm theo quý lên 92%, hạng A tăng 2 điểm phần trăm theo quý lên mức 97% và hạng C tăng 1 điểm phần trăm theo quý lên 94%. Sự gia tăng đã thúc đẩy nhiều cải thiện tích cực trong phân khúc này.

Báo cáo SPPI (chỉ số giá dịch vụ) cho thấy, văn phòng khu vực ngoài trung tâm đang có tốc độ tăng trưởng về giá khá nhanh. Cụ thể, chỉ số của khu vực ngoài trung tâm đã tăng lên 111 điểm trong quý III vừa qua, tăng 4 điểm theo quý và 7 điểm theo năm. Tỷ lệ lấp đầy ở khu vực ngoài trung tâm cải thiện 2 điểm phần trăm theo quý và 4 điểm phần trăm theo năm lên mức 91% và giá thuê tăng 1% theo quý, 3% theo năm.

Chỉ số khu vực CBD (kinh doanh trung tâm) đạt 109 điểm, cải thiện 3 điểm theo quý và 7 điểm theo năm nhờ công suất thuê tăng 2 điểm và giá thuê tăng 1% so với quý trước. Nhóm văn phòng hạng A có mức tăng giá thuê cao nhất là 3% theo quý và 2% theo năm.

Trong khi đó, tại Hà Nội, chỉ số giá văn phòng đạt 72,9 điểm, tăng 2,4 điểm theo quý và 6 điểm theo năm, mức cao nhất trong vòng 5 năm. Công suất thuê ở tất cả các phân khúc đều tăng cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường hậu COVID-19. Công suất cho thuê của hạng C có mức tăng lớn nhất 4 điểm % theo quý đạt 96%. Công suất của Hạng A đạt 84% và Hạng B đạt 89% sau khi cả hai hạng đều cải thiện 1 điểm % theo quý.

Chỉ số giá khu vực CBD thành phố Hà Nội tăng 1,9 điểm theo quý và 5,1 điểm theo năm lên 91 điểm nhờ giá thuê tăng 2% theo quý. Công suất thuê ổn định theo quý nhưng tăng 2,2 điểm phần trăm theo năm lên 92%. Công suất cho thuê đạt 89%, tăng 1,7 điểm phần trăm theo quý và giá thuê tăng 1,5% theo quý. Báo cáo SPPI nhấn mạnh điều này đã giúp chỉ số khu vực ngoài trung tâm tăng 2,8 điểm theo quý và 7,7 điểm theo năm lên 83,7 điểm.

Các chuyên gia đánh giá, môi trường kinh doanh tại Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục cải thiện trong những năm tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội, đặc biệt là ở phố cổ hay các "địa điểm vàng" để kinh doanh, tình trạng nhiều cửa hàng, mặt bằng đóng cửa, treo biển cho thuê tiếp tục diễn ra.

Chủ tịch UBND thị trấn Phú Xuyên và xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên) mới đây đã bị tạm đình chỉ điều hành để tập trung xử lý các vi phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng.

Trong khi đất đấu giá vẫn hút khách, giá cũng đang bị đẩy lên khá cao so với mặt bằng chung, thị trường giao dịch đất nền lại đang trái ngược hẳn, cho thấy cơn sốt ảo vẫn chưa chấm dứt.

Để thực hiện các dự án đầu tư phát triển, đảm bảo trật tự xã hội, UBND Thành phố yêu cầu các địa phương áp dụng chính sách làm tốt việc hỗ trợ đền bù, bố trí tái định cư trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực về đất đai, Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị yêu cầu cần có cơ chế, chính sách phù hợp kiểm soát biến động giá đất, nhất là giá đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Ứng Hoà tiếp tục phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 41 thửa đất tại thị trấn Vân Đình.