Châu Phi hành động khẩn cấp ngăn bệnh đậu mùa khỉ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi vừa ban bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng trước sự bùng phát ngày càng nghiêm trọng của dịch đậu mùa khỉ trên khắp châu lục này.

CDC châu Phi cảnh báo tỷ lệ lây lan của bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục này đang ở mức báo động. Tính đến nay đã có ít nhất 16 quốc gia châu Phi ghi nhận ca bệnh.

Số ca bệnh đậu mùa khỉ mới được báo cáo trong năm nay đã tăng 160% so với cùng kỳ năm 2023. Đến nay châu Phi ghi nhận khoảng 15.000 trường hợp mắc bệnh mùa khỉ, 461 người trong số đó đã tử vong. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi châu Phi triển khai những biện pháp khẩn cấp và quyết liệt nhằm ngăn chặn sự lây lan hiện nay của căn bệnh nguy hiểm này.

WHO cân nhắc khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: AFP.

Theo kế hoạch, một ủy ban của WHO sẽ nhóm họp trong ngày 14/8 để quyết định có ban bố tình trạng khẩn cấp y tế đối với dịch bệnh này hay không.

Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm, lần đầu tiên được xác định ở người vào năm 1970 tại Congo. Bệnh này đã xuất hiện trong nhiều năm ở một số quốc gia Tây và Trung Phi khi virus lây truyền từ động vật bị nhiễm bệnh sang người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.

Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.

Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.

Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.

Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.