Châu Âu tham gia sâu hơn vào xung đột Nga và Ukraine

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm Đức và hội đàm với Thủ tướng Olaf Scholz về vấn đề Ukraine. Chuyến thăm Đức của ông Emmanuel Macron diễn ra khi Đức và Pháp đang tìm kiếm giải pháp hóa giải khác biệt về cách hỗ trợ Ukraine và xoa dịu những lo ngại rằng “động cơ của châu Âu” Pháp-Đức đang hoạt động kém hiệu quả trong việc hỗ trợ Ukraine.

Tại một cuộc họp báo diễn ra sau hội đàm, ông Olaf Scholz đã công bố các biện pháp mới được xây dựng dựa trên các cuộc họp gần đây, như cam kết tăng tốc mua vũ khí cho Ukraine, bao gồm cả việc khai thác thị trường thế giới - một sự thay đổi nhỏ so với việc Pháp khăng khăng chỉ mua vũ khí của châu Âu trước đó.

Ông Olaf Scholz cũng cho biết sẽ có một “liên minh năng lực” mới để chuẩn bị cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukrraine. Mặc dù ông Olaf Scholz không nêu chi tiết nhưng nó có thể tạo ra động lực để các nhà lãnh đạo Đức vượt qua cuộc tranh luận về việc Đức gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, điều và Đức từng từ chối.

Thủ tướng Ba lan Donald Tusk cũng đến thăm Đức trong dịp này. Chuyến thăm diễn ra khi Châu âu đang đấu tranh để duy trì sự thống nhất vào thời điểm quan trọng, với sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine không chắc chắn, trong khi Nga đang đạt được những lợi thế đáng kể trên chiến trường.

Sự có mặt của Thủ tướng Ba lan Donald Tusk và tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Đức vào thời điểm này nhằm khẳng định, Châu âu đang làm mọi điều cần thiết để Ukraine không thua Nga.  Bên cạnh đó ông Emmanuel Macron đưa ra lập trường cứng rắn hơn đối với Nga về vấn đề Ukraine, thậm chí ông còn khiển trách các nước đồng minh Nato khi họ bác bỏ đề xuất của ông về việc khả năng đưa quân đội đến Ukraine. Trước đây Nga từng coi Pháp là nước có thể đem lại hòa bình cho Châu âu, nhưng nay quan điểm cứng rắn này của ông Emmanuel Macron có thể khiến Châu âu tham gia sâu hơn vào cuộc xung đột Nga - Ukraine.                                                        

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giáo hoàng Francis qua đời vào hôm nay, 21/4. Theo truyền thống, Giáo hoàng Francis sẽ được để tang trong 9 ngày.

Theo báo cáo năm 2024 của trang IQAir, Byrnihat vùng Meghalaya của Ấn Độ là nơi ô nhiễm nhất trên thế giới.

Lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp lễ Phục sinh đã kết thúc vào nửa đêm 20/4, theo giờ Moscow. Cả Nga và Ukraine hiện chưa đưa ra tuyên bố mới về khả năng gia hạn khiến tình hình chiến sự tiếp tục trở nên căng thẳng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét cắt thêm 1 tỷ đô la tiền tài trợ liên bang cho Đại học Harvard, lần này nhắm vào các chương trình nghiên cứu y tế.

Tòa thánh Vatican ngày 21/4 thông báo, Giáo hoàng Francis đã qua đời, thọ 88 tuổi.

Số lượng du khách nước ngoài hủy chuyến đến Mỹ đang tăng kỷ lục khi cuộc chiến thương mại dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục leo thang.