Canon và Sony thống trị bảng xếp hạng máy ảnh bán chạy nhất năm 2021 tại Nhật Bản

(HanoiTV) - Bảng xếp hạng doanh số bán máy ảnh tại thị trường Nhật Bản không có nhiều thay đổi so với các năm trước nhưng khá bất ngờ khi những cái tên như Nikon và Panasonic lại đột nhiên biến mất.

BCN+R, nhà bán lẻ lớn và nắm giữ cơ sở dữ liệu lớn nhất về doanh số bán hàng điện tử tại Nhật Bản đã công bố danh sách 10 mẫu máy ảnh được bán ra nhiều nhất trong năm 2021. Đáng chú ý danh sách vắng mặt những cái tên như Nikon và Panasonic.

BCN+R thường xuyên xuất bản các thống kê xu hướng và doanh số trên thị trường điện tử, bao gồm cả máy ảnh. Mặc dù nó không đại diện cho tất cả các báo cáo doanh số bán hàng tại thị trường Nhật Bản nhưng công ty bao quát dữ liệu tới 40% thị trường Nhật. Nhờ đó dữ liệu công ty thu thập được có thể đem lại một góc nhìn tổng quan về các sản phẩm được ưa chuộng.

Tuy nhiên Imaging Resource đưa ra một số lưu ý mà bạn cần ghi nhớ.

Thứ nhất, thị trường máy ảnh ở Nhật Bản cực kỳ khác biệt so với thị trường Bắc Mỹ hay châu Âu. Doanh số bán hàng ở Nhật Bản cho thấy máy ảnh compact nhỏ gọn có xu hướng phổ biến hơn, trong khi các máy ảnh lớn hơn và “chuyên nghiệp” thường bán chạy ở Mỹ lại gần như không được săn đón.

Thứ hai, danh sách của BCN+R bao gồm nhiều biến thể của cùng một sản phẩm thông qua bộ dụng cụ, máy ảnh độc lập hoặc thậm chí tùy chọn màu sắc. Do đó, những con số này có thể bị sai lệch một chút.

Dưới đây là những máy ảnh bán chạy nhất năm 2021 của BCN + R:

- Sony A6400 (Đen)

- Canon EOS Kiss M2 Double Zoom Kit (Trắng)

- Canon EOS Kiss M Double Zoom Kit (Trắng)

- Sony A6400 (Bạc)

- Sony ZV-E10 Power Zoom (Đen)

- Canon EOS Kiss M2 Double Zoom Kit (Đen)

- Canon EOS Kiss M Double Zoom Kit (Đen)

- Fujifilm X-A5 (Bạc)

- Olympus PEN E-PL10 EZ (Trắng)

- Fujifilm X-A5 (Nâu)

Rõ ràng, sự lặp lại của các sản phẩm nói trên là điều hiển nhiên tại thị trường Nhật Bản. Sony và Canon đều có nhiều sản phẩm xuất hiện trong danh sách và dĩ nhiên khiến sản phẩm của các đối thủ như Nikon hay Panasonic ít nhiều lép vế.

Cả hai công ty đều ra mắt những chiếc máy ảnh về lý thuyết sẽ rất phổ biến ở Nhật Bản vào năm ngoái. Ví dụ Nikon phát hành Zfc trong khi Panasonic ra mắt GH5 II. Nhưng cả hai công ty đều vắng mặt trong danh sách này vì một vài lý do.

Đầu tiên, cả hai công ty có thể đã bị loại do hai màu sắc khác nhau của các đối thủ cạnh tranh. Nikon và Panasonic cũng gặp tình trạng thiếu nguồn cung linh kiện, dẫn tới doanh số bán ra ít nhiều bị ảnh hưởng. Cuối cùng, một lý do có thể kể đến là máy ảnh của họ không thực sự phổ biến.

Một điều khác cần lưu ý là không một máy ảnh full-frame nào lọt vào danh sách máy ảnh bán chạy nhất tại Nhật Bản. Điều này càng làm nổi bật sự khác biệt giữa thị trường Nhật Bản và Mỹ, Châu Âu.

Tuy vậy, Imaging Resource tiết lộ Sony A7 IV, Sony A7 III và Canon EOS RP đều lọt vào danh sách máy ảnh bán chạy nhất theo thống kê của BCN+R vào tháng trước. Nó cho thấy, quá trình chuyển đổi sang full-frame ở Nhật Bản đang diễn ra mặc dù còn khá chậm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.

Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.

Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.

Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.

Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.