Cần thêm giải pháp để đẩy nhanh gói 120.000 tỷ đồng

Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng và có giải pháp khả thi triển khai quyết liệt gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay đối với nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư. Điều này đã thể hiện sự quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ khi mà đã qua nhiều cuộc họp, nhiều hội thảo, tọa đàm nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhưng hiệu quả không được như tính toán.

Triển khai từ tháng 3 và đến thời điểm này (nghĩa là sau 9 tháng) con số 428 tỷ đồng đã giải ngân, 5.000 tỷ đồng được cam kết giải ngân/120.000 tỷ đồng. Có lẽ vẫn là quá khiêm tốn so với kỳ vọng, nhất là khi năm 2023 đi qua nhìn lại ngành ngân hàng xác định đây là “nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành về lĩnh vực BĐS của ngành".

428 tỷ đồng đã giải ngân, 5.000 tỷ đồng được cam kết giải ngân/120.000 tỷ đồng

Cũng theo số liệu mới nhất, đến nay mới có 58 dự án đề xuất tham gia gói vay được các địa phương báo cáo. Có hơn một nửa (55%) không có nhu cầu vay vốn, 20% chưa đủ điều kiện vay vốn còn lại 15% đang chờ các ngân hàng thương mại thẩm định. Số lượng ít ỏi các dự án tham gia đã cho thấy sự không mặn mà của các bên tham gia. Trong đó lãi vay được xác định là một nguyên nhân lớn. Theo quy định lãi suất ưu đãi của gói 120.000 tỷ đồng sẽ thay đổi 6 tháng một lần. Trong đó ban đầu xác lập: với chủ đầu tư đang là 8,7%/năm, với người mua nhà là 8,2%/năm. Trong khi lãi cho vay tiêu dùng nhiều ngân hàng hiện đang áp dụng đối với người mua nhà cũng đang ở mức 8,2%, thậm chí có ngân hàng Wooribank (nhóm ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) công bố lãi suất cho vay chỉ còn 6%/năm trong năm đầu tiên. Như vậy gói vay 120.000 tỷ đồng không còn vẹn nguyên tính chất hỗ trợ như ban đầu. Nhiều ý kiến cho rằng lãi suất huy động đang ở mức “thấp nhất lịch sử” thì cũng cần xem xét lại mặt bằng lãi suất khi có dư địa để giảm thêm.

Đẩy nhanh gói 120.000 tỷ đồng cần thêm giải pháp

Ngoài lãi suất ưu đãi,  hồ sơ, thủ tục tiếp cận nguồn vốn cũng là trở ngại chính với nhiều doanh nghiệp. Lấy ví dụ về xác định thuế đất, nếu là nhà ở thương mại chỉ định giá đất xong là doanh nghiệp có thể nộp tiền sử dụng đất. Nhưng với nhà ở xã hội cần phải có hội đồng xác định tiền miễn sử dụng đất là bao nhiêu. Và để tổ chức đủ được “hội đồng” với nhiều bên có liên quan mất rất nhiều thời gian.

Luật nhà ở mới vừa được Quốc hội thông qua đã có nhiều thay đổi và kỳ vọng sẽ gỡ được thế khó hiện nay trong hoạt động vay và cho vay thúc đẩy thị trường BĐS. Luật cũng mở rộng hơn cho mua, thuê mua nhà ở xã hội, người dân không cần phải đăng ký thường trú hay tạm trú như trước kia. Tuy nhiên Luật mới có hiệu lực từ 1/1/2025 và như vậy vẫn còn một năm cho sự chờ đợi. Vậy nên để giải ngân được gói 120.000 tỷ đồng lúc này cần sự hỗ trợ lãi suất hấp dẫn hơn và cả các chính sách quyết liệt, tháo gỡ khó khăn đi kèm để hấp dẫn doanh nghiệp phát triển loại hình nhà ở này và người dân sớm có ngôi nhà mơ ước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.