Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc
Bày tỏ lo ngại việc quy định “giá bán dự kiến” của thuốc có thể dẫn đến nguy cơ độc quyền thị trường và tăng giá bán lẻ khiến người dân phải mua thuốc với giá cao, đại biểu Trần Thị Nhị Hà đề xuất Nhà nước quy định trần giá thuốc, đồng thời nhấn mạnh phải quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Bà Trần Thị Nhị Hà, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, phát biểu: “Trong trường hợp cơ sở nhập khẩu thuốc xác định mức giá bán buôn dự kiến rất thấp và thành lập chuỗi nhà thuốc về bán lẻ, sau đó đẩy giá thuốc tăng lên một hệ thống bán lẻ. Đây chính là kênh bán hàng trực tiếp cho người dân và người dân vẫn phải mua thuốc giá cao. Dự thảo quy định tại Điều 107 chỉ công bố giá bán buôn thuốc dự kiến với thuốc. Vậy một câu hỏi đặt ra đối với thuốc không kê đơn của cơ sở nhập khẩu và cơ sở sản xuất thì quản lý giá thế nào? Tôi cho rằng khi quản lý về giá thì phải quản lý giá của tất cả các loại thuốc”.
Các đại biểu đề nghị Dự thảo Luật cần xem xét để quy định cụ thể, chặt chẽ về phương thức kinh doanh thuốc online, giảm bớt rủi ro, hậu quả đối với người bệnh khi mua thuốc trực tuyến; đề nghị quy định trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc này.
Ông Nguyễn Anh Trí - Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội cho rằng: "Vấn đề quan trọng là theo dõi đường đi của đơn thuốc, hiệu lực kê đơn, hiệu quả của đơn thuốc. Mỗi một ngày có hàng triệu đơn được kê bằng tay thì không có cách nào mà quản lý được".
Theo ông Nguyễn Lân Hiếu - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định: "Theo tôi, thuốc bán online phải được lưu hành tại Việt Nam vì hiện hay những thứ thuốc xách tay, thực phẩm chức năng người ta mang về mà cứ bán online, thì phải khẳng định thuốc đã được cấp phép. Thứ hai, thuốc bán qua thương mại điện tử phải bao gồm thuốc không kê đơn OTC và thuốc theo đơn nhưng phải được cơ sở y tế kê trên hệ thống đơn thuốc điện tử, như là sổ khám bệnh điện tử và bệnh án điện tử. Nhà thuốc được bán online cũng cần được đảm bảo tiêu chuẩn mà Bộ Y tế ban hành và thẩm định cấp phép".
Theo đó, cần đảm bảo nguồn cung ứng thuốc ra thị trường; phát triển được công nghiệp dược trong nước; giải quyết các vấn đề khó khăn về mua sắm, đầu thầu.
Trên cơ sở ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ủy ban Xã hội phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tổng hợp, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu, báo cáo đầy đủ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội trước khi trình Quốc hội thông qua.


Mỗi ngày, Việt Nam ghi nhận trung bình 80 vụ tấn công mã độc tống tiền (ransomware), theo thống kê của Kaspersky.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả sớm lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vui đón dịp lễ 30/4 - 1/5.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thừa nhận đã nhận 1,5 tỷ đồng của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chiến dịch cộng đồng “Một triệu cuốn sách làm giàu cho nông dân Việt Nam” đã diễn ra tại phố sách Hà Nội nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong ngày 21/4.
Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.
Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã sắp xếp 13 đơn vị hành chính để lập 5 đơn vị hành chính cơ sở. Đến nay, Quận đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến của người dân về số lượng hay tên gọi mới của các phường.
0