Cần minh bạch hóa thông tin bất động sản

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV mới đây đã có phiên họp toàn thể về giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Dự thảo luật lần này được cho là đã cơ bản khắc phục được những hạn chế của dự thảo luật được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 hồi tháng 6 năm nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần tập trung làm rõ nhằm quy phạm hoá hệ thống, thông tin dữ liệu về bất động sản, đặc biệt là tình trạng "thổi giá" bất động sản hiện nay.

Góp ý về các hành vi bị cấm, một số đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm quy định về hành vi thao túng, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, quy định rõ các dấu hiệu của việc thao túng làm nhiễu loạn thị trường bất động sản. Một trong số những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản trầm lắng là việc các nhà đầu tư mất niềm tin vào các sản phẩm bất động sản khi đa số các dự án thiếu minh bạch pháp lý.

Do đó, cần có quy định cụ thể công khai thông tin điện tử chung của địa phương, của địa bàn có bất động sản và trên trang thông tư điện tử của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để công khai, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn thông tin một cách minh bạch.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.