Căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

Căn hầm đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long là nơi ra đời các quyết sách quan trọng, liên quan mật thiết đến vận mệnh đất nước trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt.

Hoàng thành Thăng Long không chỉ lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa suốt các triều đại phong kiến mà còn chứng kiến những bước ngoặt trọng đại của Thời đại Hồ Chí Minh, trong những năm tháng ác liệt chống Mỹ cứu nước.

Vào giai đoạn ác liệt nhất của kháng chiến chống Mỹ, năm 1967, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định xây dựng một căn nhà và hầm bí mật, ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ trong Thành cổ Hà Nội, nay thuộc Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Từ năm 1967 đến 30/4/1975, tại Nhà và Hầm D67, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã tập trung trí tuệ, ra các quyết sách lịch sử, trong đó có quyết định "Giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975" và phát đi mật điện: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa."

Sau thời gian chỉnh lý, phục hồi nguyên trạng, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai trương và mở cửa trở lại di tích Nhà và Hầm D67 cùng triển lãm “Con đường thống nhất”.

Triển lãm giới thiệu 200 tài liệu, hình ảnh về “Quyết định chiến lược của Tổng Hành dinh”, về Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với nhịp độ thần tốc, liên tiếp thắng lợi từ các chiến trường, và phần “Tiến về Sài Gòn” tái hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị cho trận quyết chiến cuối cùng. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối.

Nhằm đổi mới sáng tạo sản phẩm du lịch và tăng sức hút cho chương trình giáo dục di sản, khu di sản Hoàng thành Thăng Long đang triển khai đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin diễn giải về Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67”. Việc ứng dụng công nghệ sẽ tạo phương pháp diễn giải mới đầy sáng tạo, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và gia tăng trải nghiệm của du khách, đặc biệt là giới trẻ khi đến tham quan khu di sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan điều tra cho biết, Chu Văn Diễn và đồng phạm đã tiêu thụ số lượng lớn thuốc Kháu Vài Lèng, Đại Tràng HG giả cho các khách hàng tại 58 tỉnh, thành phố, thu về hơn 20 tỷ đồng.

Xã Hòa Xá (nay là xã Thái Hoà, huyện Ứng Hòa) nổi tiếng là quê hương "Chiếc gậy Trường Sơn". Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phong trào này như một lời hiệu triệu, kêu gọi thanh niên lên đường nhập ngũ với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM thông báo hạn chế người và phương tiện lưu thông từ 3-12h ngày 30/4 trên nhiều tuyến đường trung tâm, nhằm đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông phục vụ công tác tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Ngay từ đầu giờ chiều 29/4, tình hình giao thông Hà Nội đã ghi nhận có nhiều áp lực, căng thẳng, nhất là tại các tuyến đường cửa ngõ ra vào thành phố.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về một thời hoa lửa, những hy sinh, mất mát để làm nên Đại thắng Mùa xuân năm 1975 vẫn hiện hữu trong tâm trí cựu chiến binh Lưu Vân Trường.

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Quốc Oai và Thạch Thất, qua đó phát hiện nhiều vi phạm tại các cở sở bếp ăn tập thể và đơn vị sản xuất thực phẩm.