Các nước lên án vụ tấn công ở Thổ Nhĩ Kỳ
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bên lề Hội nghị cấp cao Nhóm Các nền kinh tế mới nổi (BRICS) tại thành phố Kazan, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công và gọi đây là hành động khủng bố.

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte và phái đoàn Liên minh châu Âu tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích vụ tấn công, đồng thời khẳng định NATO sẽ sát cánh cùng Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Đại sứ quán Iraq tại Ankara đã đưa ra tuyên bố lên án cuộc tấn công. Tuyên bố khẳng định đại sứ quán giữ vững lập trường kiên định của Iraq là bác bỏ khủng bố và cực đoan dưới mọi hình thức và biểu hiện, bày tỏ đoàn kết với chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Các công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cuộc điều tra về vụ việc, song nguyên nhân của vụ nổ và danh tính các đối tượng tấn công vẫn chưa được làm rõ. Chưa có tổ chức hay cá nhân nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya cáo buộc đảng Công nhân Người Kurd (PKK) ở miền Bắc Iraq và miền Bắc Syria là thủ phạm đứng sau cuộc tấn công vào Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TUSAS).
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler cũng cáo buộc PKK là chủ mưu vụ tấn công. Ông Guler nói: “Chúng tôi luôn trừng phạt PKK một cách tương xứng… Chúng tôi sẽ truy đuổi đến khi tiêu diệt tên khủng bố cuối cùng”.
Chỉ vài giờ sau vụ việc, Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công các mục tiêu của PKK ở miền Bắc Iraq và miền Bắc Syria, phá hủy 32 mục tiêu của PKK và khiến nhiều thành viên PKK thiệt mạng. "Tổng cộng 32 mục tiêu của nhóm khủng bố đã bị phá hủy thành công", báo cáo Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, đồng thời nói thêm rằng các hoạt động vẫn đang được tiếp tục.
Cuộc tấn công xảy ra một ngày sau khi lãnh đạo đảng dân tộc cực hữu Thổ Nhĩ Kỳ nêu khả năng lãnh đạo PKK Abdullah Ocalan đang bị bỏ tù có thể được phóng thích nếu ông này từ bỏ bạo lực và giải tán tổ chức của mình. PKK đã đòi quyền tự trị ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc xung đột đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng kể từ những năm 1980. PKK bị Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh phương Tây coi là một tổ chức khủng bố.
Vụ tấn công diễn ra trong bối cảnh giới chính trị Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang nghiêng về giải pháp chính trị, thông qua đàm phán, cho cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ với lực lượng dân quân người Kurd.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.
Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.
Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.
Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
0