Các nhà đầu tư lựa chọn khu công nghiệp xanh

Các khu công nghiệp truyền thống dần mất đi lợi thế cạnh tranh. Các nhà phát triển khu công nghiệp xác định khu công nghiệp xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Thực tế là mô hình này đang rất hút khách.

Mô hình KCN xanh đem lại lợi ích cho nhiều phía. Bà Lê Thị Kim Thanh, Phó tổng giám đốc kinh doanh tiếp thị Fgroup Industrial, cho biết nhà máy đạt chứng chỉ xanh sẽ giúp họ đạt được những yêu cầu từ chính phủ và mục tiêu phát triển bền vững của bản thân doanh nghiệp (DN). Bởi vậy, các dự án đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đang được không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả ngoài nước tìm kiếm. Đây là lợi thế cạnh tranh dành cho những đơn vị phát triển bất động sản có khả năng đáp ứng được các điều kiện ngặt nghèo này.

Bà Lê Thị Kim Thanh cho biết: "Chúng ta hay ngộ nhận rằng chỉ có DN Mỹ và châu Âu mới có nhu cầu về xanh, nhưng 200 DN mình từng làm việc và tiếp xúc trong năm vừa qua thì đại đa số là những doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu vào những thị trường đó và ngành nghề của họ là may mặc, điện tử..., tức là những ngành sử dụng năng lượng nhiều và thải ra CO2 nhiều. Khi họ tìm kiếm những nhà phát triển xanh như vậy thì trước tiên họ sẽ xem nơi họ đầu tư vào có tiết giảm được chi phí hay không và nơi đó có đáp ứng được những chứng chỉ để họ xuất khẩu được hay không, thì đó là hai tiêu chí quan trọng nhất của họ trong giai đoạn này".

Sức hút từ bất động sản khu công nghiệp xanh

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đã hình thành hệ thống hơn 400 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 128.000 ha, tổng diện tích đất công nghiệp trên 86.000 ha. Hiện nay, các nhà đầu tư quốc tế lớn đang đặt ra yêu cầu cao về tiêu chí môi trường và công nghệ trong quá trình đầu tư. Nhiều nhà đầu tư Mỹ, châu Âu đã bày tỏ mong muốn đầu tư vào các khu công nghiệp không chỉ đơn thuần đáp ứng điều kiện về vị trí địa lý và quy mô, mà còn cả các tiêu chí xanh và thông minh.

Trong lĩnh vực bất động sản thương mại và công nghiệp, chỉ vài năm trước, yếu tố ESG còn ít được nhắc tới trên bàn đàm phán, thì nay là yêu cầu bắt buộc và được xem là cơ hội giảm rủi ro lớn cho các doanh nghiệp thức thời.

Thuật ngữ ESG bao gồm Environmental (Môi trường), Social (Xã hội), Governance (Quản trị) được Hiệp ước Toàn cầu đặt ra vào năm 2004. ESG là tập hợp các tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến sự phát triển bền vững, định hướng tương lai và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Những năm gần đây, các nhà đầu tư buộc phải đầu tư có trách nhiệm với xã hội. Doanh nghiệp có điểm ESG càng cao tương đương với năng lực thực hành các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị càng tốt.

Phát triển khu công nghiệp xanh là xu thế chung của thế giới và điều này đang định hình lại thị trường BĐS công nghiệp của Việt Nam. Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045 và đạt phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Đây là tham vọng lớn và cũng là thách thức đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.

Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.