Ca kịch ‘Khát vọng Dam Săn’ sắp ra mắt tại Hà Nội

Khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên với ca kịch “Khát vọng Dam Săn” và chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên”.

Chương trình do Đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk biểu diễn vào các tối 12-13/4. Sự kiện hứa hẹn là điểm nhấn văn hóa dịp tháng 4/2025, mang đến cho công chúng cơ hội cảm nhận văn hóa Tây Nguyên đầy đặc sắc.

Âm thanh cồng chiêng ngân vang, những giai điệu dân ca Êđê, M’nông, Gia Rai hòa quyện cùng nhạc cụ tre nứa tạo nên bức tranh âm thanh vừa trầm hùng, vừa thánh thót như tiếng suối giữa rừng sâu. Tất cả sẽ được tái hiện trong ca kịch “Khát vọng Dam Săn”. Tác phẩm gồm 5 chương do nhạc sĩ Nguyễn Cường là tác giả, lấy cảm hứng từ “Sử thi Dam Săn”. Được thể hiện bằng ngôn ngữ âm nhạc và sân khấu đậm đà bản sắc, vở ca kịch không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa Êđê mà còn hướng tới trở thành sản phẩm văn hóa du lịch độc đáo của Đắk Lắk và Tây Nguyên. Tối 13/4, vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” sẽ được biểu diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội.

Nghệ sĩ ưu tú Y Joel Knul - thủ vai Dam Săn trong ca kịch “Khát Vọng Dam Săn” chia sẻ: “Đây là một vinh dự lớn đối với bản thân Y Joel khi mà được phân vai diễn và được đi diễn ở các tỉnh khác. Đợt này diễn ở Thủ đô, chương trình ca kịch Dam Săn lại có một sự khác biệt, hy vọng truyền tải được những nội dung của ca kịch để làm sao cho nó được tốt hơn".

Diễn ra vào lúc 19h30 tối thứ Bảy (12/4) tại sân khấu vườn hoa Đền Bà Kiệu, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, chương trình “Tiếng gọi Cao nguyên” đưa khán giả bước vào bản hòa âm sống động của đại ngàn. Đặc biệt, chương trình sẽ tái hiện không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO ghi danh.

Ông Trần Hồng Tiến, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Chúng tôi hy vọng qua đợt lần này, các hoạt động, chương trình văn hóa nghệ thuật của các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt của Đắk Lắk sẽ đến được nhiều hơn với Thủ đô Hà Nội và chúng tôi cũng hy vọng rằng, sẽ có nhiều chương trình nghệ thuật do các văn nghệ sĩ ở Hà Nội đến được với khán giả ở Tây Nguyên thông qua các chương trình giao lưu".

Chuỗi sự kiện lần này là tình cảm, tâm huyết của ngành văn hóa, thể thao và du lịch nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung dành cho người dân Thủ đô, du khách trong nước và quốc tế, qua đó lan tỏa văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên, góp phần thu hút du khách đến Đắk Lắk.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.