Bộ Y tế yêu cầu không gián đoạn cấp cứu, điều trị

Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ tại nhiều địa phương, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền núi Bắc Bộ và Trung Bộ chỉ đạo tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24h; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, bão gây ra.

Hôm nay (28/9), Bộ Y tế đã có Công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, Trung Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ về triển khai công tác y tế ứng phó với mưa lũ.

Bộ Y tế cho biết, theo bản tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 27-28/9/2023, khu vực từ Thanh Hoá đến Nghệ An có mưa rất to; lượng mưa từ 60-120mm, có nơi trên 200mm; các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ có mưa từ 40-70mm, có nơi trên 100mm; khu vực Đông Bắc, Việt Bắc có mưa từ 20-50mm, có nơi trên 90mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Ảnh: Bộ Y tế

Để chủ động ứng phó với tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh Trung Bộ; Bộ Y tế (Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn) yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ khẩn trương thực hiện một số nội dung như sau:

- Thực hiện nghiêm các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Bộ Y tế về việc sẵn sàng triển khai công tác bảo đảm y tế ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động công tác phòng, chống. Rà soát kế hoạch, phương án phòng, chống bão lũ của đơn vị đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.

- Tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24h; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, bão gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân; đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung dự trữ thuốc, hoá chất, vật tư dự trữ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Triển khai các phương án bảo vệ các cơ sở y tế tại các vùng cơ nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lũ; chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập úng, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

- Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, sắp xếp, ổn định các cơ sở khám chữa bệnh, bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho nhân dân sau mưa lũ.

Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành trong khu vực trên báo cáo tình hình thiệt hại, nhu cầu, khả năng bảo đảm của địa phương và đề xuất hỗ trợ khi vượt quá khả năng bảo đảm của địa phương về Bộ Y tế (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Tại công điện này, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ và các đơn vị có liên quan khẩn trương, phối hợp tổ chức triển khai nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.

Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.

Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.

Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.

Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.