Bộ trưởng Ngoại giao Nhật-Trung-Hàn gặp nhau ở Tokyo
Sau gần ba năm, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tổ chức được cuộc gặp tay ba ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao.
Cuộc họp này nhằm tới hai mục tiêu chính: thăm dò khả năng có thể tiến hành được cuộc gặp cấp cao ba bên mới sau khá nhiều năm không tổ chức được cho dù khuôn khổ gặp gỡ cấp cao ba bên đã định hình từ lâu; kiến tạo quan hệ hợp tác ba bên trong bối cảnh tình hình mới ở khu vực và trên thế giới.
Phía Trung Quốc tỏ ra không vội vã, phía Hàn Quốc hiện không có tâm trạng mà tính đến, phía Nhật Bản rất muốn tổ chức được cuộc gặp cấp cao ba bên sớm. Trung Quốc tiếp tục chơi con bài thời gian với Nhật Bản và Hàn Quốc. Hàn Quốc vẫn đắm chìm trong cuộc khủng hoảng chính trị quyền lực trầm trọng. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba hiện rất cần thành quả đối ngoại để củng cố vị thế cầm quyền ở Nhật Bản.
Theo thông tin được bộ ba công bố sau cuộc gặp, hiện chưa thấy có triển vọng sáng sủa cho tổ chức được cuộc gặp cấp cao ba bên trong thời gian tới. Bộ ba bàn thảo với nhau về quan hệ hợp tác song phương cũng như về chính trị thế giới và quan hệ quốc tế nhưng kết quả đạt được dưới dạng thống nhất quan điểm và phối hợp hành động cụ thể gần như không có, ngoài một vài nhất trí rất chung chung và thường được lặp lại ở những cuộc họp tương tự.
Sự bất đồng quan điểm, chưa tin cậy lẫn nhau, thiếu vắng ý tưởng đưa lại khai thông đột phá và những hiềm khích gốc rễ từ thời kỳ quá khứ lịch sử chung vẫn ám ảnh rất nặng nề các cặp quan hệ song phương và khuôn khổ quan hệ ba bên giữa ba nước.
Hiềm khích từ xa xưa đến nay vẫn chưa được khắc phục, tiếp tục dai dẳng cả trong tương lai nhưng bộ ba này vẫn phải duy trì quan hệ hợp tác với nhau, không thể "hoàn toàn thoát nhau" để đối địch và đối đầu nhau mà vẫn phải luỵ lẫn nhau.
Trung Quốc xử lý quan hệ với Hàn Quốc và Nhật Bản luôn với cách tiếp cận rằng, cả hai đều là đồng minh quân sự chiến lược truyền thống của Mỹ và đều dựa cậy vào Mỹ. Do đó, Trung Quốc chỉ xử lý thành công mối quan hệ với hai nước này khi phân rẽ được họ với Mỹ chứ không phải buộc họ càng thêm lệ thuộc vào Mỹ.
Nhật Bản và Hàn Quốc là đồng minh chiến lược của Mỹ nhưng Mỹ ở xa, trong khi Trung Quốc ở gần, đã khúc mắc trực tiếp với Trung Quốc còn phải đối phó Nga và Triều Tiên và cả hai không khác gì đều là đồng minh chiến lược của Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc đều có lợi ích chiến lược thiết thực với việc phân rẽ Trung Quốc với Nga và Triều Tiên, có thể chơi con bài Trung Quốc trong xử lý quan hệ của họ với Mỹ.
Hiềm khích nhau nhưng cả ba không vì thế mà dám bán láng giềng gần để cầu vọng đồng minh xa.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
0