Bổ sung cơ chế tịch thu, tiêu huỷ trong xử lý vật chứng

Tại buổi thảo luận tổ sáng 30/10 về dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung thêm vào dự thảo nghị quyết biện pháp xử lý vật chứng bằng tịch thu, tiêu hủy.

Cho rằng một số vụ án có vật chứng sau khi đã hoàn thành sứ mệnh chứng minh tội phạm và không còn giá trị trên thực tế, nhưng không thể tiêu hủy được vì phải đợi hoàn thành tất cả các giai đoạn của vụ án, gây lãng phí rất lớn về nguồn lực, một số đại biểu đề nghị nên bổ sung cơ chế tịch thu, tiêu huỷ trong Nghị quyết.

Đại biểu Nguyễn Văn Thuận - Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ cho rằng: “Trong thực tiễn quá trình điều tra truy tố, xét xử các vụ án, có những vật chứng là tài sản cần thiết phải tịch thu như: thuốc lá nhập lậu, thuốc phiện, động vật nguy cấp quý hiếm nếu không trở về tự nhiên sẽ chết ngay; hoặc là những vật chứng cần phải tiêu hủy ngay như vi khuẩn gây bệnh, hóa chất gây ô nhiễm môi trường... Chính vì vậy thì tôi đề nghị đưa bổ sung thêm vào dự thảo nghị quyết về các biện pháp xử lý vật chứng bằng tịch thu, tiêu hủy”.

Đại biểu Trần Thị Thu Phước - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum phân tích, vật chứng, tài sản liên quan đến các vụ án hình sự thường có nguồn gốc và tính chất phức tạp. Thời gian qua, có một số vụ án mà vật chứng đã "chứng minh tội phạm" và không còn giá trị trên thực tế nhưng không thể thực hiện "tiêu hủy" vì phải đợi hoàn thành tất cả các giai đoạn của vụ án, gây lãng phí ngân sách và nguồn lực rất lớn. Do đó, đại biểu kiến nghị bổ sung cơ chế "tịch thu, tiêu hủy" trong dự thảo Nghị quyết. Đây cũng là một trong 6 cơ chế xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa đã được Bộ Chính trị cho phép thí điểm trong Đề án về xử lý vật chứng. Việc xử lý vật chứng, tài sản một cách kịp thời giúp tránh tình trạng lưu giữ quá lâu, gây lãng phí ngân sách và nguồn lực quản lý.

Theo các đại biểu, việc mở rộng thí điểm xử lý vật chứng ở giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm là cần thiết nhằm thể chế hóa đầy đủ và bám sát yêu cầu của Bộ Chính trị.

Cùng với đó, trong giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, khởi tố cũng cần quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền quản lý, tiếp nhận, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, vật chứng, tài sản có liên quan đến vụ án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.

Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.

Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.