Biểu tình tại Pháp sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu
Hàng nghìn người đã tập trung tại một số thành phố trên khắp nước Pháp vào tối thứ Hai, sau khi đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Pháp (RN) giành thắng lợi áp đảo ở nước này trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo sẽ tiến hành giải tán quốc hội Pháp, tổ chức bầu cử sớm trong nỗ lực chặn đà trỗi dậy của phe cực hữu trên chính trường.
Cảnh sát Paris cho biết 3.000 người đã tập trung tại Quảng trường Place de la République ở Paris lúc 8 giờ tối. Nhiều người biểu tình đã có những hành động quá khích như ném đuốc, đập phá…khiến cảnh sát Pháp buộc phải vào cuộc để ổn định trật tự.

Tại Toulouse, theo cảnh sát địa phương, cuộc biểu tình có sự tham gia của 6.200 người. Một số vụ bạo lực đã xảy ra vào cuối cuộc biểu tình, khi những người tham gia biểu tình nhanh chóng thu giữ một chiếc máy, đập vỡ cửa sổ các cửa hàng và đốt thùng rác.
Một nhiếp ảnh gia của AFP cho biết cảnh sát đã sử dụng hơi cay để giải tán đám đông và bắt giữ một số người quá khích.

Tại Marseille, thành phố lớn thứ hai nước Pháp, khoảng 2.200 người đã xuống đường biểu tình.
Hàng nghìn người cũng tập trung ở các thành phố Nantes, Rennes và Rouen. Một nhà báo AFP cho biết tại Nantes, các nhân viên thực thi pháp luật đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông, sau đó những người biểu tình đã giải tán trong hòa bình.
Tại Bordeaux, 2.800 người cũng tập trung tại Place de la Victoire trong tiếng trống và giai điệu của “Bella Ciao”.
Tại Lyon, theo lời kêu gọi của các phong trào cánh tả và cực tả, số người biểu tình lên tới 2.800. Theo chính quyền địa phương, một số người biểu tình đã bị chặn lại khi đi qua cầu để tiến vào quận Vieux Lyon, thành trì của phe cực hữu. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay sau khi người biểu tình ném các đồ vật và đốt các thùng rác vào buổi tối muộn.
Theo một nguồn tin cảnh sát, khoảng 1.800 người biểu tình xuống đường ở Grenoble và khoảng 1.000 người ở Montpellier, Saint-Etienne và Besançon. Còn tại Strasbourg, cuộc biểu tình có sự tham gia của 950 người.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 9/6 đã tuyên bố giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm. Theo kế hoạch, vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Quốc hội Pháp sẽ diễn ra ngày 30/6 và vòng thứ hai sẽ được tổ chức vào ngày 7/7.
RN, trước là đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia, dẫn đầu bởi chính trị gia 28 tuổi Jordan Bardella, đã giành được 33% phiếu bầu, gấp đôi kết quả 15,2% của đảng Phục hưng theo đường lối trung dung của ông Macron.
Phe cực hữu cũng giành được kết quả ấn tượng tại nhiều nước khác ở châu Âu như Đức, Hà Lan, Áo, Italy, Bỉ.
Với sự trỗi dậy của các đảng cực hữu ở bầu cử EP lần này, giới quan sát đánh giá bà Le Pen đang đứng trước cơ hội lớn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2027 để trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Pháp./.


Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
0