Bầu cử EP: Đảng cầm quyền nhiều nước gặp bất lợi
Trong khi đó, các đảng cực hữu được dự đoán sẽ giành được số ghế kỷ lục, đe dọa làm gia tăng sự bất ổn cho định hướng tương lai của châu Âu.
Tại Pháp, liên minh ôn hòa của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thất bại trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) trước đảng Mặt trận Quốc gia (FN) theo đường lối cực hữu. Trong bài phát biểu trước toàn thể người dân Pháp, Tổng thống Macron đã tuyên bố giải tán Quốc hội và kêu gọi tổ chức bầu cử lập pháp sớm. Vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Hạ viện Pháp sẽ diễn ra trong ngày 30/6 và vòng 2 vào ngày 7/7.

Tình hình tương tự cũng diễn ra với đảng cầm quyền ở Bỉ. Do thành tích kém cỏi của đảng Open VLD trong cuộc bầu cử Quốc hội Bỉ, Thủ tướng Alexander De Croo đã tuyên bố từ chức.
Đối với Đức, theo kết quả sơ bộ, các đảng trong chính phủ liên minh hiện tại của Đức đã phải đối mặt với thất bại nghiêm trọng trong cuộc bầu cử EP năm 2024. Trong đó, đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Olaf Scholz ghi nhận kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử trong các cuộc bầu cử toàn quốc. Cụ thể, SPD chỉ giành được 13,9% tổng số phiếu bầu, xếp thứ 3 sau đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức.
Ở Slovakia, đảng Phương hướng - Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Robert Fico cũng phải hứng chịu thất bại bất ngờ trong cuộc bầu cử EP hôm 9/6 trước phe đối lập theo chủ nghĩa tự do.
Tại Cộng hòa Séc, theo kết quả kiểm phiếu chính thức, Phong trào ANO đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử EP. Cụ thể, ANO nhận được 26,14% tổng số phiếu ủng hộ và sẽ giành được 7 ghế tại EP.
Theo các ước tính, nhiều khả năng các đảng cực hữu sẽ giành được khoảng 150 trong số 720 ghế tại Nghị viện châu Âu, điều này có thể sẽ khiến các đảng chính thống gặp khó khăn hơn trong việc hình thành đa số cần thiết để thông qua luật.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0