Biệt thự bỏ hoang và câu chuyện đánh thuế bất động sản

Nếu đi dọc trên nhiều tuyến phố trên địa bàn huyện Hoài Đức hay quận Hà Đông, hình ảnh những khu biệt thự bỏ hoang không có người ở chắc hẳn không còn xa lạ. Có những khu mới hoàn thiện mặc dù có vẻ ngoài hiện đại nhưng lại nằm án binh bất động không bóng người qua lại. Có những khu thậm chí còn đang xây dựng dở dang nhưng đã xuống cấp xập xệ.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế cho biết: "Rõ ràng đây là một sự lãng phí ghê gớm nguồn lực đất đai và tài nguyên khoáng sản của đất nước. Nhưng đồng thời nó cũng làm quá trình quản lý đô thị trở nên nhếch nhác và tạo điều kiện phát triển các tệ nạn xã hội, cũng như các hoạt động gây bất ổn đến an ninh chính trị xã hội ở các khu vực có những nhà bỏ hoang đó".

Bên cạnh việc thị trường ảm đạm, những sản phẩm bất động sản lớn như biệt thự rất khó giao dịch, thì một trong những nguyên nhân khiến nhiều căn biệt thự bỏ hoang là do nhà đầu tư khó khăn về tài chính, không đủ khả năng hoàn thiện. Trong khi đó lợi nhuận từ việc cho thuê lại quá ít. Đơn cử một căn biệt thự có tổng diện tích hơn 500m2 sàn, việc đầu tư hoàn thiện đơn giản cũng tiêu tốn khoảng 1,5-1,8 tỷ đồng. Trong khi đó giá cho thuê căn biệt thự này ước tính cũng chỉ được 30-35 triệu đồng/tháng. Như vậy, nhà đầu tư phải mất 5-7 năm mới thu hồi được khoản vốn chi ra để hoàn thiện, chưa kể còn hàng loạt việc phát sinh về quản lý, lãi vay và hư hỏng công trình.
Những khu biệt thự bỏ hoang còn là hệ quả của một thời gian dài thị trường bất động sản phát triển bùng nổ, người người, nhà nhà đầu tư bất động sản. Các "đại gia" địa ốc đã quá kỳ vọng vào một nhu cầu "ảo" mang tính đầu cơ hơn là nhu cầu thực tế của người dân.

Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn chia sẻ: "Bản chất của thị trường BĐS của chúng ta bây giờ là thị trường đầu cơ chứ không phải thị trường hàng hóa sản xuất ra nhà ở để cung cấp cho công chúng để ở. Nguyên nhân là do có nhiều lỗ hổng, ví dụ như có thể sở hữu bao nhiêu nhà cũng được, không có thuế và không chịu chi phí, người ta thoải mái để sở hữu. Vì vậy chưa bán được thì để cỏ mọc và chờ giá lên thì người ta bán. Trong khi diện tích đất ít đi mà cầu lại lớn lên, vì vậy, càng thúc đẩy giá đẩy mạnh lên".
Việc các khu biệt thự bỏ hoang còn phản ánh mối tương đồng giữa sản phẩm đầu ra (các loại hình nhà ở, khu đô thị) và nhu cầu của xã hội chưa đồng nhất. Ngày trước, không ít chủ đầu tư làm phân khúc này chủ yếu tập trung vào sản phẩm nhà ở không chú trọng đến việc hạ tầng, tiện ích sống. Do vậy những yếu tố bất lợi đó không thu hút được khách hàng quan tâm và tình trạng xây rồi để đấy tiếp tục tái diễn.
Trước sự lãng phí về tài nguyên đất tác động tiêu cực đến bộ mặt đô thị, câu hỏi đặt ra là: Liệu có xử lý triệt để được tình trạng bỏ hoang hay không? Được biết trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay không cấm việc sở hữu nhiều nhà. Cũng không hạn chế việc kinh doanh bất động sản. Do vậy nên chăng cần áp dụng đánh thuế đối với việc sở hữu nhiều BĐS để tránh tình trạng lãng phí này.

"Cần cả một hệ thống luật pháp đồng bộ từ thuế, Luật Xây dựng, Luật Đất đai thì mới có thể giải quyết được, nếu không là không làm được. Thuế phải đặt ra các giới hạn về sở hữu BĐS, giới hạn đó có rất nhiều tiêu chuẩn: diện tích, vị trí, tất cả được tổng hợp lại. Với vị trí và diện tích như thế này thì không phải đóng thuế, nhưng với vị trí này thì phải đóng thuế là bao nhiêu thì người ta chấm thang điểm ở đó và cộng ra là biết ngay", chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn chia sẻ.
Câu chuyện đánh thuế sở hữu nhiều BĐS và BĐS bỏ trống còn phải chờ các dự án luật hoàn thiện và thông qua như Luật Đất đai sửa đổi, Luật Thuế BĐS. Trong khi chờ các công cụ pháp lý hoàn thiện thì việc tính toán, quy hoạch khi xây dựng, đảm bảo dòng tiền khi đầu tư cần phải được cân nhắc kĩ lưỡng. Tránh trường hợp vốn chôn chân tại một nơi trong khi lãi vay ngân hàng vẫn đang phải gồng mình để trả.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0