Biden quyết định cung cấp mìn sát thương cho Ukraine
Ngay sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5/11 vừa qua ở nước Mỹ, ông Biden đã giải ngân nhiều nhất có thể được những cam kết viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine.
Sau đó, ông Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm trung và tầm xa được Mỹ cung ứng để không kích vào những mục tiêu nằm sâu ở bên trong lãnh thổ Nga. Mới đây nhất, ông Biden quyết định cung cấp cả mìn sát thương cho Ukraine. Hai quyết sách sau cùng đều là chuyện vượt quá lằn ranh đỏ đối với ông Biden và nước Mỹ.
Việc Tổng thống Biden cung cấp mìn sát thương cho Ukraine là chuyện tày đình hơn cả bởi thuộc loại vũ khí bị LHQ cấm trên toàn thế giới. Công ước Ottawa của LHQ năm 1997 cấm sử dụng, sản xuất và phổ biến mìn sát thương. Có 164 quốc gia trên thế giới tham gia Công ước này. Ukraine tham gia Công ước vào năm 2005. Mỹ không tham gia Công ước nên không bị ràng buộc trách nhiệm. Nhưng quyết định nói trên của ông Biden cho dù với bất cứ biện minh và lập luận nào thì vẫn khích lệ và tạo điều kiện cho Ukraine vi phạm Công ước và đi ngược với quan điểm và nỗ lực của 164 thành viên LHQ tham gia Công ước.
Quyết sách cung cấp mìn sát thương cho Ukraine, trong chừng mực nhất định, còn là sự phủ nhận chính mình của ông Biden. Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đề ra mục tiêu giảm sử dụng mìn sát thương và tham gia Công ước Ottawa nhưng không thực hiện được. Người kế nhiệm George W. Bush cho phép sử dụng mìn sát thương, loại không tự tịt ngòi sau thời gian nhất định cho đến năm 2010 và sau đó cấm hoàn toàn. Ông Barack Obama không cho phép sử dụng mìn sát thương trừ phục vụ bảo vệ Hàn Quốc. Ông Donald Trump lật ngược hoàn toàn chính sách của ông Obama liên quan đến mìn sát thương. Ông Biden chấm dứt chính sách của ông Trump và khôi phục chính sách của ông Obama trên phương diện này, cho tới mới vừa đây.
Ông Biden hành xử như vậy vì hiện đang ở trong những tháng ngày cuối cùng của nhiệm kỳ cầm quyền, nỗ lực gây dựng và củng cố dấu ấn cầm quyền trên mọi lĩnh vực, trong đó đặc biệt có liên quan đến hậu thuẫn Ukraine và đối địch Nga, với mục đích để người kế nhiệm không thể hoặc rất khó có thể đảo ngược, thêm khó khăn và khó xử trong thực thi chính sách riêng với Ukraine và Nga cũng như trong việc chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.
Qua những quyết sách mới nói trên của Tổng thống Biden, có thể nhận thấy Mỹ không lạc quan mà lo ngại rất sâu sắc về thực tại và tương lai của Ukraine.


Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
0