Bằng tốt nghiệp THPT Việt Nam được quốc tế công nhận | Hà Nội tin mỗi chiều

Với bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh Việt Nam được nhiều trường đại học nước ngoài xét tuyển thẳng và có cơ hội nhận học bổng đến toàn phần.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Những năm trước đây, trong khi số lượng văn bằng của nước ngoài cấp được Việt Nam công nhận ngày càng tăng thì ở chiều ngược lại, văn bằng do các cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp được các quốc gia trong khu vực và trên thế giới công nhận còn rất ít. Đây trở thành một rào cản không nhỏ cho người Việt khi muốn tiếp cận với môi trường giáo dục quốc tế.

Hoạt động du học của học sinh Việt Nam đã bắt đầu từ khoảng cuối những năm 1990 và bùng nổ từ 2006 trở đi. Trong khoảng thời gian đó, theo các chuyên gia, bằng cấp của Việt Nam hầu như chưa được xem trọng và các trường nước ngoài thậm chí còn lập danh sách các trường Việt Nam mà họ chấp nhận bằng cấp, dù chương trình học là như nhau trên cả nước.

Theo tiến sĩ Lê Bảo Thắng, Giám đốc Công ty tư vấn giáo dục quốc tế OSI Vietnam, đó là thời điểm rất thiệt thòi cho người Việt. Tuy nhiên, sự phân biệt hầu như đã không còn trong khoảng 5 năm trở lại đây. Không chỉ chấp nhận tuyển sinh dựa trên bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ tất cả, một số đơn vị còn tuyển thẳng học sinh và trao học bổng dựa trên điểm học bạ (GPA), năng lực ngoại ngữ, thay vì bắt buộc người học trải qua một số kỳ thi chuẩn hóa hay học một năm dự bị đại học.

Học sinh Việt Nam nghe tư vấn từ đại diện các trường Úc trong một hội thảo du học. Ảnh: Ngọc Long/ Báo Thanh niên.

Thực tế, việc chấp nhận tuyển sinh dựa trên bằng cấp từ một nước khác không đơn giản, do sự khác biệt giữa hai nền giáo dục. Quá trình này diễn ra theo nhiều bước, bắt đầu từ việc bộ phận tuyển sinh chuẩn bị một bản đề xuất để trình lên ủy ban chuyên trách về chất lượng học thuật.

Sau khi ủy ban này thông qua, đề xuất tiếp tục được trình lên hội đồng học thuật của trường, bao gồm hơn 100 giảng viên cao cấp, để xem xét và ra quyết định. Một tín hiệu đáng mừng đó là hệ thống giáo dục Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chuẩn tuyển sinh quốc tế. Hệ thống giáo dục Việt Nam trong 10 năm qua đã phát triển đáng kinh ngạc, với sự đầu tư vào việc học tiếng Anh cũng như những cải tiến, phát triển trong toàn hệ thống.

Là một chuyên gia chuyên nghiên cứu về giáo dục quốc tế, tiến sĩ Trần Thị Lý, giáo sư tại Khoa Giáo dục, Đại học Deakin (Úc), cho biết, người Việt ngày càng thuận lợi trong việc ứng tuyển vào các chương trình ngắn hạn lẫn chính quy tại nhiều trường đại học nước ngoài.

Điều này đến từ một số yếu tố chính, như tiềm năng của Việt Nam trong việc cung cấp nguồn sinh viên, nhu cầu đa dạng hóa quốc tịch của các trường, gia tăng quan hệ ngoại giao, hợp tác ở cả cấp quốc gia và cấp trường giữa Việt Nam và một số nước có nền giáo dục phát triển.

Cũng theo giáo sư Trần Thị Lý, vị thế bằng tốt nghiệp trung học phổ thông Việt Nam kết hợp cùng các yếu tố khác như chất lượng của hệ thống giáo dục phổ thông nước nhà, năng lực của học sinh đã thúc đẩy nhiều trường đại học hàng đầu xét tuyển thẳng.

Du học sinh Việt Nam ở New Zealand. Ảnh: Ngọc Long/ Báo Thanh niên.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng hơn 230.000 người Việt du học ở các nước, vùng lãnh thổ vào năm học 2022-2023, nhiều nhất ở bậc cử nhân. Trong đó, du học sinh Việt đứng thứ nhất về số lượng tại Đài Loan (27.491 người), xếp thứ 2 ở Hàn Quốc (43.361), thứ 3 tại Nhật Bản (36.339), đồng hạng 6 ở Úc (32.948) và Mỹ (31.310). Du học sinh người Việt cũng chiếm tỷ lệ đáng kể tại các quốc gia Trung Quốc, Canada, Pháp, Đức, Anh.

Các trường đại học trên thế giới ngày càng mở cửa tạo cơ hội cho nhiều gia đình không có điều kiện tài chính tốt vẫn tiếp cận được nền giáo dục quốc tế. Có nhiều học sinh giỏi từ Việt Nam  đến học còn giúp nâng cao vị thế và xếp hạng của trường. Ngoài bậc cử nhân, xu hướng chào đón du học sinh Việt cũng diễn ra tương tự ở bậc thạc sĩ.

Nhằm tạo hành lang pháp lý để giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục đại học, hội nhập với khu vực và thế giới, trong đó có việc công nhận văn bằng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc gia và khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành các quy định về công nhận văn bằng do các cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài cấp cho công dân Việt Nam dựa trên một số tiêu chí đảm bảo chất lượng. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ký kết nghị định thư công nhận tương đương văn bằng với một số nước và đang đàm phán để ký kết văn kiện tương tự với một số quốc gia khác.

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất - làm tốt được những điều này, các cơ sở giáo dục đại học trong nước sẽ không chỉ đào tạo được những con người ở Việt Nam thành công dân toàn cầu, mà còn thu hút được người học trên thế giới đến trải nghiệm chương trình đào tạo chất lượng cao và tự tin làm việc ở môi trường quốc tế.

Có thể thấy, Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc nâng cao giá trị của bằng tốt nghiệp trung học phổ thông Việt Nam trên trường quốc tế, giúp bằng cấp Việt được công nhận rộng rãi. Trong đó, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông từ 2018 là sự thay đổi tích cực và được các trường nước ngoài đón nhận.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong trường học; Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả; Tăng cường phân cấp trong Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi); Ông Trump cân nhắc tham dự đàm phán Nga - Ukraine;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 23h00 hôm nay.

Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có những món ăn không chỉ để no lòng mà còn để cho ta chậm lại, nhớ về một hương vị xưa cũ như chiếc bánh giầy tròn trĩnh dẻo thơm. Giữa những đổi thay của nhịp sống hiện đại, làng Quán Gánh (xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn giữ gìn nghề làm bánh giầy truyền thống.

Trong chuyến công du đến Trung Đông, Tổng thống Mỹ Donald Trump không có kế hoạch ghé thăm Israel, một đồng minh vốn thân cận của Mỹ tại khu vực này. Điều này làm dấy lên những nghi ngờ về vị trí của Israel trong ưu tiên ngoại giao của Mỹ.

'Trái đắng’ là những gì các em phải nếm, đôi khi chỉ vì một lần thiếu tỉnh táo, một lần chọn sai con đường. Nhưng cũng là trái đắng mà xã hội phải trả, khi đã không đủ bao dung, không đủ chở che, không đủ lắng nghe tiếng gọi cứu giúp từ những tâm hồn non trẻ.

Chiến sĩ cứu hoả bị thương khi chữa cháy ở xưởng giấy; Đình chỉ công tác cán bộ công an phường Dương Nội; Cảnh báo tình trạng ứng xử bạo lực khi va chạm giao thông;... là những thông tin đáng chú ý trong Bản tin 141 hôm nay.

Giá vé concert G-Dragon, CL tại Hà Nội cao nhất 6,5 triệu đồng/vé; Nhiều sao Việt được tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác; Dàn sao xuất hiện ấn tượng trên thảm đỏ Liên hoan phim Cannes 2025;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin Thế giới Showbiz hôm nay.