'Bản hùng ca chiến thắng' - Ký ức về Thủ đô anh hùng

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, tối 17/12, Đài PT-TH Hà Nội thực hiện cầu truyền hình đặc biệt “Bản hùng ca chiến thắng” tại 3 điểm cầu: Cột cờ Hà Nội - điểm cầu chính; Đài tưởng niệm Khâm Thiên - chứng tích về tội ác trong 12 ngày đêm; Trận địa tên lửa Chèm. Bằng ngôn ngữ chính luận nghệ thuật, qua những câu chuyện của các nhân chứng lịch sử, chương trình đã đưa khán giả Thủ đô và cả nước trở về với những thời khắc lịch sử oai hùng khi quân và dân Hà Nội đứng lên quyết giành chiến thắng.

 

Cầu truyền hình “Bản hùng ca chiến thắng” tái hiện lịch sử kiên cường của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đặc biệt là trong 12 ngày đêm quân và dân Hà Nội chiến đấu với máy bay B-52. Khán giả có cái nhìn xuyên suốt, toàn diện từ tiến trình lịch sử "Sự kiện vịnh Bắc Bộ" đến những thời khắc đầy cam go tại Hội nghị Paris, quân và dân Hà Nội đã đứng lên quyết giành chiến thắng.

Tiết mục nghệ thuật "Bản hùng ca một thời vang mãi" mở màn chương trình.
 

Không chỉ được kể lại bằng các phóng sự, tiểu phẩm, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” còn được tái hiện một cách sống động bằng những câu chuyện đầy cảm xúc của 50 năm trước với những nhân chứng lịch sử, trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ bầu trời Hà Nội. 

Đến dự chương trình có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội: Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Nguyễn Quốc Duyệt…

Trong phần giao lưu tại trận địa Chèm, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Nghiêm Đình Tích - nguyên Đài trưởng P-35, Đại đội 45, Trung đoàn 291, Sư đoàn Phòng không 365 đầy xúc động khi kể lại câu chuyện về ý chí “vạch nhiễu tìm thù”, qua đó kịp thời xác định và thông báo sớm cho Hà Nội 35 phút để nhân dân sơ tán và các lực lượng phòng không không quân chuẩn bị đối phó với "pháo đài bay" B-52.

Anh hùng LLVT - Đại tá Nghiêm Đình Tích với những chia sẻ đầy cảm xúc về những ngày tháng lịch sử của dân tộc.

Những tiểu phẩm được dàn dựng tại chương trình cũng giúp khán giả như được quay trở lại với những phút giây lịch sử, được xây dựng trên những câu chuyện có thật. Mỗi câu chuyện của những nhân chứng lịch sử càng cho thấy tinh thần quả cảm, sự mưu trí, dũng cảm, quyết tâm giành thắng lợi của quân và dân Thủ đô Hà Nội.

Những câu chuyện lịch sử có thật được tái hiện chân thật tại chương trình.

"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" chính là bản hùng ca chiến thắng, một kỳ tích của sức mạnh tổng hợp toàn dân, từ thế trận lòng dân, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Riêng với Thủ đô, chiến thắng này trở thành biểu tượng rực rỡ của hào khí Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh.

Những lời kể về một ký ức đau thương của ông Lê Đình Giật - một người Khâm Thiên gốc từng trải qua trận bom kinh hoàng đêm ngày 26/12/1972 khiến nhiều khán giả không cầm nổi nước mắt khi lắng nghe.

Đan xen những câu chuyện kể, khán giả cũng được lắng nghe các ca khúc như "Bản hùng ca một thời chiến thắng"; "Hà Nội ngày trở về"; "Bài ca Hà Nội"; "Tiếng nói Hà Nội"; "Hà Nội niềm tin hy vọng"; "Hà Nội những đêm không ngủ"; "Tên lửa ta đánh rất hay"; "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"... với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng trong nước, như nghệ sĩ ưu tú Hoàng Tùng, Thu Lan, Đinh Trang, Đông Hùng, Quỳnh Lan cùng Dàn hợp xướng Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Dàn nhạc Thính phòng Thăng Long và Vũ đoàn Hà Nội Trẻ.

Các tiết mục âm nhạc trở thành sợi dây xuyên suốt được sử dụng để kết nối và truyền tải nội dung chương trình đầy ấn tượng đến với khán giả.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy Hà Nội tặng hoa các nghệ sĩ.

Cầu truyền hình đặc biệt “Bản hùng ca chiến thắng” khép lại với vô vàn cảm xúc trong lòng khán giả khi những thanh âm hào hùng của ca khúc “Hà Nội niềm tin và hi vọng” vang lên. “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” - Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và Thủ đô Hà Nội đã trở thành biểu tượng cho lương tri và nhân phẩm của loài người.

Xem chương trình chi tiết tại đây

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.

Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).

Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.