Armenia khởi động tiến trình gia nhập EU
Phát biểu tại cuộc họp chính phủ, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan khẳng định dự luật này thể hiện quyết tâm của Armenia trong việc xích lại gần hơn với EU, với việc hai bên đã đạt nhiều thành quả hợp tác, trong đó có các cuộc đàm phán về tự do hóa thị thực và việc Yerevan tham gia chương trình Công cụ hòa bình của châu Âu.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo lưu ý rằng, việc đưa ra quyết định cuối cùng về gia nhập EU sẽ cần phải thông qua một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc và nhận được số phiếu ủng hộ cần thiết từ người dân. Armenia, từng là đồng minh thân cận của Nga, hiện đang dần tăng cường hợp tác với EU.
Phản ứng trước thông tin này, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng cần tìm hiểu lập trường của EU sau khi Armenia khởi động tiến trình gia nhập EU. Ông Peskov nhấn mạnh Armenia không thể đồng thời là thành viên của cả Liên minh Kinh tế Á-Âu và EU.


Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).
Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.
0