Apple chuyển 600 tấn điện thoại iPhone từ Ấn Độ sang Mỹ

Gã khổng lồ công nghệ Apple đã vận chuyển 6 chuyến máy bay chở 600 tấn điện thoại iPhone và các sản phẩm khác từ Ấn Độ đến Mỹ vào cuối tháng 3/2025. Thông tin này được một quan chức cấp cao của Ấn Độ xác nhận với tờ The Times of India.

Theo nguồn tin trên, Apple đã vận chuyển 1,5 triệu chiếc iPhone từ Ấn Độ đến Mỹ kể từ cuối tháng 3. Năm chuyến bay chở iPhone, mỗi chuyến chở 100 tấn sản phẩm, đã cất cánh vào tháng trước và chiếc thứ sáu đã cất cánh vào tuần này đến Mỹ. Như vậy Apple đã vận chuyển tổng cộng 600 tấn iPhone đến Mỹ. Các chuyến bay khẩn cấp điện thoại iPhone sang Mỹ được thực hiện để tránh mức thuế đối ứng mới 10% do chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra có hiệu lực vào ngày 5 tháng 4.

Apple chuyển 600 tấn điện thoại iPhone từ Ấn Độ sang Mỹ

Theo The Times of India, các chuyến bay khẩn cấp chở 1,5 triệu chiếc điện thoại iPhone sang Mỹ nhằm tránh mức thuế đối ứng 10% do chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra, có hiệu lực vào ngày 5/4 

Các nguồn tin cho biết, hiện Mỹ vẫn là thị trường quan trọng đối với các sản phẩm của Apple và công ty đang nỗ lực để tránh chuyển chi phí tăng thêm cho người tiêu dùng, điều này có thể ảnh hưởng đến cả nhu cầu và biên lợi nhuận. Vì vậy, để giảm thiểu tác động, công ty đã nhanh chóng chuyển hàng dự trữ từ các trung tâm sản xuất ở Ấn Độ và Trung Quốc sang Mỹ, mặc dù giai đoạn này thường không phải là mùa vận chuyển cao điểm.

Nguồn tin cho biết thêm: "Các nhà máy ở Ấn Độ, Trung Quốc và các địa điểm quan trọng khác cũng đã vận chuyển sản phẩm đến Mỹ để chuẩn bị cho mức thuế quan cao hơn".

Điện thoại iPhone tại một cửa hàng trưng bày ở New York, Mỹ. Ảnh EPA

Việc dự trữ iPhone đem lại lợi ích gì cho Apple?

Với việc chuyển hàng dự trữ sang Mỹ, Apple sẽ tạm thời duy trì mức giá iPhone hiện tại ở Mỹ. "Số hàng dự trữ được hưởng mức thuế thấp hơn sẽ tạm thời bảo vệ công ty khỏi mức giá cao hơn mà công ty sẽ phải trả cho các lô hàng mới, theo mức thuế suất đã sửa đổi", nguồn tin giải thích. Các kho hàng của Apple tại Mỹ được cho là đã được dự trữ hàng cho nhiều tháng tới.

"Bất kỳ đợt tăng giá nào để bù đắp cho tác động này không chỉ giới hạn ở thị trường Mỹ mà phải được thực hiện trên khắp các khu vực toàn cầu quan trọng, bao gồm cả Ấn Độ", nguồn tin lưu ý thêm. Công ty đang phân tích xem các cấu trúc thuế quan khác nhau tại các quốc gia có nhà máy sản xuất có ảnh hưởng như thế nào tới chuỗi cung ứng của mình.

Hôm 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế đối ứng 26% đối với hàng hóa nhập từ Ấn Độ sẽ được áp dụng vào ngày 9/4, điều này có thể ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất của Apple trong tương lai. Tuy nhiên, cuối ngày 9/4, ông Trump tuyên bố hoãn mức thuế này đối với 75 nền kinh tế, trong đó có Ấn Độ.

Apple hiện đang tập trung vào sản xuất iPhone và AirPod tại Ấn Độ. Apple sẽ được hưởng lợi hơn khi sản xuất tại Ấn Độ vì nước này chịu mức thuế đối ứng 26% nếu xuất khẩu hàng sang Mỹ, thấp hơn nhiều so với mức thuế 145% mà Trung Quốc phải chịu.

Lợi thế này tạo động lực kinh tế hấp dẫn để Apple đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sản xuất sang Ấn Độ. Công ty này hiện chiếm phần lớn trong số gần 9 tỷ USD xuất khẩu điện thoại thông minh của Ấn Độ sang Mỹ, mặc dù sự thay đổi sản xuất có thể sẽ phụ thuộc vào các điều khoản thuế quan cuối cùng của Mỹ với nhiều quốc gia khác nhau.

Theo Reuters, Apple đã nhắm mục tiêu tăng 20% ​​sản lượng tại các nhà máy iPhone ở Ấn Độ. Công ty đã tăng số lượng công nhân và tạm thời kéo dài hoạt động tại nhà máy Foxconn Ấn Độ lớn nhất ở Chennai. Nhà máy Chennai đã sản xuất 20 triệu chiếc iPhone vào năm ngoái, bao gồm các mẫu iPhone 15 và 16 mới nhất. Apple có ba nhà máy tại Ấn Độ do Foxconn và Tata điều hành.

Các nhà phân tích cảnh báo giá iPhone có thể tăng vọt sau khi Mỹ áp dụng mức thuế cao nhất đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. UBS ước tính giá iPhone 16 Pro Max với dung lượng lưu trữ 256GB có thể tăng hơn 2/3, từ 1.199 USD lên gần 2.000 USD nếu thuế quan Mỹ tăng đối với hàng Trung Quốc.

Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng, Apple lên kế hoạch gửi thêm iPhone từ Ấn Độ sang Mỹ như một "biện pháp tạm thời" trong khi công ty cố gắng đảm bảo được miễn trừ thuế quan của Trung Quốc. Về lâu dài, có thể Apple sẽ tính đến việc chuyển sản xuất sang Mỹ. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã cảnh báo rằng việc chuyển hoạt động sản xuất iPhone sang Mỹ sẽ vô cùng tốn kém vì các yếu tố như chi phí trả lương cho hàng trăm nghìn công nhân. Các nhà phân tích tại Wedbush Securities, một công ty dịch vụ tài chính của Mỹ, cho biết một chiếc iPhone sản xuất tại Mỹ sẽ có giá 3.500 USD so với mức giá 1.199 USD hiện nay. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.