Áp lực chăm sóc y tế khi dân số già

Nhóm người cao tuổi hiện chiếm gần 13% tổng dân số nước ta. Các dịch vụ đãi ngộ, chăm sóc an sinh, đặc biệt là hệ thống y tế với đối tượng này còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Dù chưa chính thức thành lập chuyên khoa Lão khoa, song theo ghi nhận của PV, chỉ trong buổi sáng, tại phòng Cấp cứu, Bệnh viện Thanh Nhàn, các giường bệnh đã chật kín, chủ yếu là bệnh nhân cao tuổi. Đa số đều mắc bệnh mạn tính hoặc các bệnh phối hợp như sa sút trí tuệ, đột quỵ, thoái hóa khớp, tăng huyết áp...

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Trường Giang - Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết: "Số lượng mỗi năm sẽ cao hơn cả năm trước, thường chiếm tỉ lệ trên 60%, có thời điểm trên 70%. Người cao tuổi bệnh lý nền nhiều, kết hợp nhiều bệnh, sự phục hồi cũng kém hơn nên thời gian nằm viện có thể sẽ dài hơn, từ đó gây quá tải về hạ tầng cơ sở, về chi phí thuốc men xét nghiệm".

Chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

TS. Điều dưỡng Lê Lệ Thương - Điều dưỡng trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết: "Bệnh nhân ở tuổi già nên sự phối hợp của bệnh nhân với điều dưỡng đôi lúc rất khó khăn. Bệnh nhân rất khó khăn trong vấn đề vệ sinh nên các điều dưỡng ở đây phải hỗ trợ toàn bộ từ vệ sinh, ăn uống, giấc ngủ".

Việc đặt ra yêu cầu nâng cao hệ thống y tế chăm sóc, điều trị, theo dõi sức khỏe người cao tuổi là vô cùng cần thiết.

Số lượng bệnh viện chuyên về lão khoa chưa đáp úng đủ so với tỉ lệ người cao tuổi.

Ước tính vào năm 2038, Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn dân số già với tỷ lệ người cao tuổi chiếm trên 20% tổng dân số. Trong bối cảnh đó, việc đặt ra yêu cầu nâng cao hệ thống y tế chăm sóc, điều trị, theo dõi sức khỏe với nhóm đối tượng này là vô cùng cần thiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.

Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.

Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.

Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.

Sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thuộc danh mục các sản phẩm "sữa giả", do một trong các công ty mà Bộ Công an vừa triệt phá.

Liên quan đến vụ việc gần 600 loại sửa giả vừa bị lực lượng công an phát hiện thu giữ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết đã cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm cho 71 sản phẩm là thực phẩm dinh dưỡng.